Tìm hiểu về chủ nghĩa Tư bản Giám sát – Surveillance Capitalism

tu ban giam sat capitalism survellance la gi
Tư Bản Giảm Sát (Surveillance Capitalism) là một thứ chủ nghĩa mới đang dần thành hình trong xã hội hiện đại ngày nay, đi kèm chủ nghĩa tiêu thụ
1 view
12 phút đọc
Nội dung

Lời ngỏ:

Dưới đây là vài điều cơ bản về hình thái Tư bản Giám sát – Surveillance Capitalism trong cuốn sách “The Age of Surveillance Capitalism – The Fight for a Human Future at the New Frontier of Power” của Gs. Shoshana Zuboff  xuất bản năm 2019.

Shoshana Zuboff (sinh năm 1951) là tác gia người Mỹ, giáo sư Đại học Harvard, nhà tâm lý học xã hội, triết gia và học giả. Là tác giả của các cuốn sách “In the Age of the Smart Machine: The Future of Work and Power” và “The Support Economy: Why Corporations Are Failing Individuals and the Next Episode of Capitalism”,…

Trong những ngày đầu của mạng lưới toàn cầu – internet, các công ty công nghệ cao như Google và Facebook đã cung cấp các sản phẩm và dịch vụ của họ miễn phí. Họ kiếm tiền bằng cách thu hút số lượng ngày càng nhiều người dùng trở thành mục tiêu quảng cáo sản phẩm và dịch vụ cho các cơ sở thương mại kinh doanh và cả các cơ quan chính quyền, sẵn sàng trả tiền cho họ tùy thuộc vào quy mô sử dụng. Họ tính toán là lợi nhuận kiếm được từ phí quảng cáo mà các công ty thân chủ chịu trả sẽ nhiều hơn gấp bội số phí cá nhân người dùng thuận chi trả cho các dịch vụ mới mẻ như email, search, facebook,… Và càng có nhiều người dùng thì thu hoạch càng tăng cao.  

(1) Ban đầu họ thu thập sử dụng dữ liệu để cải tiến sản phẩm và dịch vụ của họ nhắm mục đích không ngừng duy trì và thu hút thêm nhiều người dùng, hầu tăng thêm thu hoạch từ quảng cáo. Các công ty như Google, Facebook,… thu thập dữ liệu về quan tâm và thói quen trong hành vi của người dùng, dựa theo đó mà cải tiến sản phẩm của công ty cho dễ dùng, đa dạng, hữu ích và thích hợp với từng cá nhân hơn, theo phương châm “targeted advertising – quảng cáo đúng mục tiêu“. 

(2) Dần dần, họ phát hiện ra rằng có rất nhiều dữ liệu dư thừa vốn không cần thiết trong việc cung cấp hoặc cải tiến sản phẩm hoặc dịch vụ cho người dùng. Thặng dư này là những dữ liệu đã được thu thập về hành vi của người dùng là chúng ta, nhưng không thực sự cần thiết cho việc cung cấp dịch vụ chúng ta đang dùng. Ví dụ: khi chúng ta tìm kiếm thông tin, công cụ tìm kiếm như Google Search sẽ thu thập các dữ liệu về cụm từ cần tìm kiếm, các trang web chúng ta truy cập và quảng cáo chúng ta nhấp chọn. Tuy nhiên, nếu chỉ để cải tiến Seach thì không cần phải thu thập dữ liệu về vị trí địa lý, lịch sử duyệt mạng hoặc hoạt động trên mạng xã hội của chúng ta,… Khối dữ liệu dư thừa đó chính là thặng dư về dữ liệu hành vi

Đồng thời họ hiểu ra rằng còn có thể kiếm được nhiều tiền hơn nữa bằng cách thu thập, phân tích và buôn bán trong giới kinh doanh với nhau, những thặng dư về dữ liệu hành vi của người dùng.  

Thế là họ trở nên càng ngày càng năng nổ và tinh vi hơn nhiều trong việc thu thập và khai thác thặng dư về dữ liệu hành vi. Họ đã phát triển các công nghệ mới, chẳng hạn như cookiepixel theo dõi, phần mềm nhận dạng khuôn mặt,… giúp họ thu thập thêm được nhiều loại dữ liệu đa dạng về hành vi của chúng ta hơn bao giờ hết. Và họ cũng đã phát triển các thuật toán mới giúp họ khai thác khối dữ liệu này và trích xuất ra nhiều thông tin chi tiết hơn nữa về sở thích, thói quen và các mối quan hệ cá nhân của chúng ta. 

Khái niệm và thuật ngữ thặng dư về dữ liệu hành vi là trọng tâm trong lập luận của Gs. Shoshana Zuboff ở Đại học Harvard. Rằng chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên mới của chủ nghĩa tư bản. Trong kỷ nguyên mới này, các công ty công nghệ cao được gọi là các nhà tư bản giám sát, thay vì bán sản phẩm hoặc dịch vụ cho chúng ta, họ thu thập đủ loại dữ liệu về chúng ta rồi dùng để dự đoán và kiểm soát hành vi của chúng ta, và họ bán quyền truy cập vào dữ liệu về chúng ta

Cuốn sách “The Age of Surveillance Capitalism – The Fight for a Human Future at the New Frontier of Power“, của Shoshana Zuboff xuất bản năm 2019 đã vạch ra rằng: Việc phát hiện ra thặng dư về dữ liệu hành vi đã có tác động sâu sắc đến cuộc sống của mọi chúng ta, và đã dẫn đến một hình thái tư bản chủ nghĩa mới, trong đó dữ liệu về chúng ta chính là sản phẩm được mua bán. Và cũng đã dẫn đến một hình thức giám sát mới, trong đó chúng ta liên tục bị theo đuổi và kiểm soát. Sự giám sát này không chỉ nhũng nhiễu mà còn có thể xâm phạm quyền đời sống riêng tư, quyền tự chủ và cả nền dân chủ của chúng ta.  

Shoshana Zuboff gọi hình thái tư bản chủ nghĩa mới đó là “surveillance capitalism – tư bản giám sát“. 

(1) Chu kỳ thu thập sử dụng dữ liệu để cải tiến sản phẩm dịch vụ 

Ban đầu các công ty công nghệ cao thu thập sử dụng dữ liệu để cải tiến sản phẩm và dịch vụ của họ để không ngừng duy trì và thu hút thêm nhiều người dùng hầu tăng thêm thu hoạch từ quảng cáo, theo phương châm “targeted advertising – quảng cáo đúng mục tiêu“. 

Shoshana Zuboff minh họa chu kỳ này trong Hình 1 sau đây:

Chu kỳ thu thập sử dụng dữ liệu để cải tiến sản phẩm dịch vụ của tư bản giám sát

Quy trình và các yếu tố trong hình 1:

  • Khởi đầu từ người dùng – Users là người sử dụng tiện ích hay công nghệ, có hành vi được (hay bị) giám sát và theo dõi,
  • Dữ liệu về người dùng được thu thập trực tuyến, bao gồm các cụm từ tìm kiếm, các trang web được truy cập, các sản phẩm họ mua, tiếp cận từ máy tính loại nào, trình duyệt nào, lịch sử tìm kiếm, thói quen duyệt mạng. Dữ liệu được chuyển theo dây chuyền đến thuật toán chọn lọc, phần dữ liệu được chọn gọi là behavioral data – dữ liệu hành vi cần dùng sẽ được cho lên “xe tải”, phần dư thừa sẽ bị thải ra từ “ống khói” trong hình,
  • Dữ liệu hành vi trên “xe tải” được đưa vào thuật toán phân tích, để tạo hồ sơ chi tiết về từng cá nhân, sẵn sàng được sử dụng để dự đoán hành vi trong tương lai, tức là những gì người dùng có thể sẽ làm tiếp theo.
  • Kết quả phân tích được dùng để cải tiến dịch vụ, chủ yếu là nhắm mục tiêu từng người dùng mà quảng cáo hoặc khuyến dụ bằng các hình thức khác.
  • Dịch vụ đã cải tiến được cung ứng cho người dùng.  

(2) Chu kỳ sử dụng thặng dư về dữ liệu hành vi 

Sau khi phát hiện ra rằng thặng dư về dữ liệu hành vi còn có thể giúp họ kiếm được nhiều lợi nhuận hơn nữa, các công ty công nghệ cao càng năng nổ và tinh vi thêm nhiều trong việc thu thập và khai thác dữ liệu hành vi. Họ chuyển sang một chu kỳ mới để thu thập, phân tích và buôn bán trong giới kinh doanh với nhau, những thặng dư về dữ liệu hành vi của người dùng.  

Shoshana Zuboff minh họa chu kỳ mới gồm 2 quy trình trong Hình 2 sau đây:

Chu kỳ sử dụng thặng dư về dữ liệu hành vi của tư bản giám sát

Quy trình 1: tương tự như đã mô tả trong Hình 1.

  • Khởi đầu từ người dùng – Users là người sử dụng tiện ích hay công nghệ, có hành vi được (hay bị) giám sát và theo dõi,
  • Dữ liệu về người dùng được thu thập, bao gồm các cụm từ tìm kiếm, các trang web được truy cập, các sản phẩm họ mua, tiếp cận từ máy tính loại nào, trình duyệt nào, lịch sử tìm kiếm, thói quen duyệt mạng,… Thêm vào đó là các hoạt động truyền thông xã hội của người dùng: các bài đăng trên mạng xã hội, những điều chúng ta viết, những hình ảnh chúng ta chia sẻ và những ai chúng ta tương tác; động thái của người dùng: các nơi chúng ta đến, những người chúng ta gặp và những việc chúng ta làm; các cuộc trò chuyện của người dùng: những điều chúng ta nói với người khác, cả trực tiếp lẫn trực tuyến. Thêm cả những hoạt động ngoại tuyến, những dữ liệu về vị trí địa điểm, giao dịch mua bán và tương tác của chúng ta với các đối tác. Cả các loại dữ liệu sinh trắc học của chúng ta, chẳng hạn như dấu vân tay, bản số hóa hình dáng khuôn mặt hay giọng nói của chúng ta,… Dữ liệu được chuyển theo dây chuyền đến thuật toán chọn lọc, phần dữ liệu được chọn gọi là behavioral data – dữ liệu hành vi cần dùng sẽ được cho lên “xe tải”,
  • Phần dư thừa là “thặng dư về dữ liệu hành vi – Surplus” quý báu, được đưa vào Quy trình 2.
  • Dữ liệu hành vi cần dùng trên “xe tải” được đưa vào thuật toán phân tích, để tạo hồ sơ chi tiết về từng cá nhân, sẵn sàng được sử dụng để dự đoán hành vi trong tương lai, tức là những gì người dùng có thể sẽ làm tiếp theo.
  • Kết quả phân tích được dùng để cải tiến dịch vụ, chủ yếu là nhắm mục tiêu từng người dùng mà quảng cáo hoặc khuyến dụ bằng các hình thức khác.
  • Dịch vụ đã cải tiến được cung ứng cho người dùng.

Quy trình 2:

  • thặng dư về dữ liệu hành vi – Surplus” được chuyển đến bộ phận sản xuất gồm máy học tập và trí tuệ nhân tạo, để phân tích và khai thác, trích xuất ra thông tin chi tiết về sở thích, thói quen và các mối quan hệ của người dùng,… lập thành hồ sơ UPI “User Profile Information – Thông tin Dung mạo Tập tính” của người dùng,
  • Hồ sơ UPI được chuyển đến bộ phận dự đoán dùng máy học tập và trí tuệ nhân tạo để phân tích và dự đoán về hành vi tương lai của từng người dùng, tạo thành các sản phẩm dự đoán – Prediction products,
  • Các sản phẩm dự đoán được đưa đến các Market of future behavior – thị trường hành vi tương lai để giao dịch buôn bán,
  • Kết quả là lợi nhuận được thu nạp vào kho bạc của các nhà tư bản giám sát.

Tổng quan về Tư bản giám sát 

Trong những ngày đầu của Internet, chúng ta biết rằng dữ liệu được thu thập về chúng ta chỉ trong khi chúng ta đang sử dụng một dịch vụ cụ thể. Tuy nhiên, khi tư bản giám sát đã phát triển, giờ đây chúng ta biết rằng dữ liệu đủ loại của chúng ta đang được thu thập bởi nhiều công ty, tất cả đều đang buôn bán chia sẻ dữ liệu ấy với nhau. Có nghĩa là các nhà tư bản giám sát hiện có quyền truy cập vào một khối lượng lớn dữ liệu về hành vi của chúng ta mà chúng ta không hề hay biết hay không hề chấp thuận; dữ liệu mà họ có thể sử dụng để dự đoán hành vi trong tương lai của chúng ta và ảnh hưởng đến các lựa chọn của chúng ta, và không biết còn có dụng đồ gì khác nữa. 

Quá trình này giúp các nhà tư bản giám sát xác định các dạng thức thường hằng trong hành vi của chúng ta, và dự đoán các hành động trong tương lai của chúng ta. Từ đó có thể tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới, nhắm mục tiêu quảng cáo tạo ảnh hưởng đến hành vi của chúng ta theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ: các nhà tư bản giám sát có thể sử dụng thặng dư này để đưa ra các đề xuất được cá nhân hóa đến từng người về các sản phẩm và dịch vụ, hay nhắm mục tiêu quảng cáo chính trị, khuyến dụ hoặc thúc đẩy chúng ta hướng tới một số hành vi nhất định, chẳng hạn như mua hàng hoặc nhấp chọn quảng cáo hay bỏ phiếu cho ứng cử viên nào đó. 

Thực tế, thặng dư về dữ liệu hành vi đã trở thành tài sản quý giá đối với các nhà tư bản giám sát. Dữ liệu thặng dư này có thể được sử dụng để tạo doanh thu mới, để đạt được ưu thế cạnh tranh và để kiểm soát hành vi của chúng ta. 

Sự trỗi dậy của hình thái tư bản giám sát đã làm dấy lên một số lo ngại về quyền riêng tư, an ninh của cá nhân, và sự xói mòn của nền dân chủ. Nhiều người lập luận rằng hình thái tư bản giám sát là một hình thức giám sát của các công ty, hủy hoại các quyền cá nhân của chúng ta. Những người khác cho rằng đó là một hình thức giám sát còn được các chính phủ sử dụng để kiểm soát và thao túng dân chúng. 

Tư bản giám sát tổn hại tự do cá nhân và nền dân chủ 

Dưới đây là một số tổn hại do tư bản giám sát gây ra đối với tự do cá nhân và cả nền dân chủ của chúng ta: 

1. Xói mòn quyền riêng tư cá nhân: Tư bản giám sát dựa trên việc thu thập và phân tích dữ liệu cá nhân, thường không có sự đồng ý hoặc kiến thức rõ ràng của chúng ta. Sự xói mòn quyền riêng tư này có thể dẫn đến mất quyền tự chủ và quyền kiểm soát thông tin của cá nhân.

2. Thao túng và kiểm soát cá nhân: Khả năng dự đoán của tư bản giám sát cho phép quảng cáo trúng mục tiêu và thao túng hành vi của cá nhân. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự lựa chọn của người tiêu dùng, quan điểm chính trị và thậm chí cả hành vi bỏ phiếu, có thể chi phối quá trình dân chủ.

3. Làm mất quyền tự chủ cá nhân: Việc liên tục theo dõi và phân tích dữ liệu cá nhân có thể phương hại quyền tự chủ và quyền tự do lựa chọn của cá nhân. Có thể tạo ra cảm giác bị giám sát đến phải tự-kiểm-duyệt liên tục, vì các cá nhân cảm thấy phải sửa đổi hành vi của mình cho phù hợp với những kỳ vọng nhận được, hoặc tránh khỏi những hậu quả tiêu cực ám chỉ.

4. Gây mất cân bằng quyền lực: Tư bản giám sát tập trung quyền lực vào tay một số công ty công nghệ có quyền lực thống trị tha hồ truy cập vào lượng khổng lồ các dữ liệu cá nhân. Sự tập trung quyền lực này có thể hạn chế cạnh tranh, kìm hãm sáng kiến đổi mới và tạo ra sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin và tài nguyên.

5. Thiếu minh bạch và trách nhiệm giải trình: Tư bản giám sát hoạt động theo cách thức phần lớn không rõ ràng, với cá nhân người dùng thường không hay biết về mức độ thu thập và sử dụng dữ liệu. Sự thiếu minh bạch và trách nhiệm giải trình này có thể gây khó khăn cho các cá nhân trong việc thực hiện các quyền công dân của mình và thách thức các hoạt động tư bản giám sát.

6. Đe dọa nền dân chủ: Việc sản phẩm hóa dữ liệu cá nhân và ảnh hưởng của tư bản giám sát có thể làm tổn hại các quá trình dân chủ. Có thể dẫn đến việc thao túng dư luận, lan truyền thông tin sai lệch và xói mòn niềm tin vào các thiết chế. 

Nhìn chung, tư bản giám sát đặt ra những thách thức đối với nền dân chủ và tự do cá nhân bằng cách xói mòn quyền riêng tư, cho phép thao túng, tập trung quyền lực và làm suy yếu tính minh bạch và trách nhiệm giải trình. Việc giải quyết những hậu quả này đòi hỏi phải xem xét cẩn thận các khung pháp lý, tiêu chuẩn đạo đức và nhận thức cộng đồng để đảm bảo rằng lợi ích của công nghệ được cân bằng với việc bảo vệ quyền cá nhân và các giá trị dân chủ. 

Tư bản giám sát và các chiến dịch chính trị, bầu cử 

Đặc biệt, Tư bản giám sát có ý nghĩa quan trọng đối với các chiến dịch chính trị và bầu cử. Sau đây là các ảnh hưởng chính của Tư bản giám sát: 

1. Thu thập dữ liệu về cử tri: Các chiến dịch chính trị chủ yếu dựa vào dữ liệu về cử tri để thấu hiểu và nhắm mục tiêu vào từng cử tri. Tư bản giám sát cung cấp kho dữ liệu cá nhân phong phú có thể được sử dụng để nhắm mục tiêu chi tiết vào từng cá nhân và điều chỉnh thông điệp chiến trị cụ thể vào cá nhân hoặc nhóm cử tri,

2. Thao túng dư luận: Sức mạnh dự đoán của Tư bản giám sát cho phép quảng cáo đúng mục tiêu và thao túng hành vi của các cá nhân. Điều này có thể được tận dụng trong các chiến dịch chính trị để chi phối ý kiến của cử tri, định hình các tuyên truyền có thể ảnh hưởng đến kết quả bầu cử,

3. Chiến dịch được dữ liệu hóa: Tư bản giám sát góp phần vào việc dữ liệu hóa các chiến dịch chính trị, dùng các chiến lược và công nghệ về dữ liệu để tối-ưu-hóa các nỗ lực của chiến dịch. Gồm cả việc sử dụng các thuật toán và máy học tập để phân tích lượng dữ liệu khổng lồ nhằm lập hồ sơ cá nhân và nhắm mục tiêu cử tri,

4. Xói mòn quyền riêng tư và quyền tự chủ cá nhân: Việc thu thập và phân tích dữ liệu sâu rộng của Tư bản giám sát làm dấy lên lo ngại về quyền riêng tư và quyền tự chủ cá nhân. Thông tin cá nhân của cử tri có thể bị khai thác mà không có sự đồng ý rõ ràng của họ, có khả năng ảnh hưởng đến quyền riêng tư và quyền tự do lựa chọn của họ,

5. Các mối đe dọa đối với nền dân chủ: Ảnh hưởng của Tư bản giám sát đối với các chiến dịch chính trị có thể làm suy yếu các quá trình dân chủ. Có thể dẫn đến việc thao túng dư luận, lan truyền thông tin sai lệch và xói mòn niềm tin vào các thiết chế, vốn thiết yếu cho bầu cử công bằng và minh bạch. 

Giải quyết các nguy hại của Tư bản giám sát đối với các chiến dịch chính trị và bầu cử đòi hỏi phải cân nhắc thật thận trọng các quy định, tính minh bạch và luân lý trong hành động. Giữ cân bằng giữa việc tận dụng dữ liệu để vận động tranh cử hiệu quả và việc bảo vệ quyền riêng tư cá nhân cũng như các giá trị dân chủ, là vô cùng quan trọng trong việc duy trì tính toàn vẹn của quy trình bầu cử.

Đánh giá
CHIA SẺ

Về Chuyên trang Kiến Thức

Chuyên trang Kiến Thức sưu tầm và chia sẻ các bài viết giúp ta hiểu hơn về nhiều lĩnh vực mà ad cảm thấy chúng hữu ích và giá trị.

Hy vọng chuyên trang cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích.

SÁCH MỚI CẬP NHẬT

Bài viết có hữu ích cho bạn?

Support trang bằng cách kích quảng cáo bên dưới. Mỗi lượt kích Lightway nhận được 300đ

Trang bạn đang xem có đặt quảng cáo của Google. Ủng hộ ad vài giọt cà phê bằng cách kích vào quảng cáo bất kỳ nhé!