Mọi người nghe nói về cơn sốt tìm vàng chủ yếu nhờ nhà văn Mỹ Jack London (đặc biệt qua truyện ngắn “Tình yêu cuộc sống” của ông). Tuy nhiên, cơn sốt bạc thì lại ít được biết đến, mặc dù những người đi tìm mỏ bạc đã kiếm được tiền không thua gì những kẻ săn vàng.
Mạch vỉa khổng lồ
Bang Nevada là địa phương cung cấp bạc chính cho kho bạc Hoa Kỳ trong hơn 150 năm. Và tất cả bắt đầu với mạch vỉa Comstock, nơi có nguồn kim loại trắng phong phú nhất. Chính nhờ bạc mà Nevada đã có lúc nhận được tư cách là một tiểu bang.
Các tín đồ giáo phái Mormons là những người đầu tiên bước vào lãnh thổ ảm đạm này. Họ thành lập một khu định cư nhỏ và sống lặng lẽ, không biết rằng có một kho báu khổng lồ nằm dưới chân họ. Chỉ trong năm 1858, một nhóm thợ mỏ, do không đủ sức cạnh tranh với những người khai thác vàng ở California, đã quyết định thử vận may trong khu phố ở vùng núi hoang vắng.
Nỗ lực của họ đã thành công. Tuy không tìm thấy nhiều vàng, nhưng họ phát hiện được mạch vỉa Comstock trong lòng dãy núi Nevada với lượng quặng bạc khổng lồ. Chẳng mấy chốc, thành phố Virginia City đã mọc lên ở đây với dân số hơn 30.000 người. Một nửa cư dân của nó đã tham gia khai thác bạc, nửa còn lại đăng ký, mua bán các lô đất. Vào ban ngày, tiếng nổ của thuốc nổ ầm ầm trên núi (để khoét mỏ), còn ban đêm, tiếng súng nổ ầm ầm trong thành phố – những lô khai thác bị tranh giành quyết liệt.
Mỗi ngày lại có thêm những người tìm vận may kéo đến. Các quán rượu, khách sạn, nhà thổ và quan trọng nhất là các mỏ, thường là những hầm mỏ bình thường, nhưng đồng thời cũng mang những cái tên hào nhoáng, bao quanh thành phố. Bất cứ ai cũng có thể mua một mảnh đất thậm chí ngay cả trên quảng trường trung tâm, đăng ký nó và đào bằng xẻng trong mười ngày để cuối cùng đảm bảo quyền lợi của mình. Sau đó, chủ sở hữu của mảnh đất phát hành cổ phiếu của “doanh nghiệp” mình và tiếp tục đào và nổ tung mặt đất, hy vọng tình cờ tìm thấy một vỉa bạc, hoặc bắt đầu đầu cơ bằng cổ phiếu của chính mình và của người khác – dễ dàng hơn và có lợi hơn.
Cô thợ giặt triệu phú
Đôla giấy vào thời điểm đó ở miền Tây hoang dã hoàn toàn không có giá, đơn vị thanh toán chính yếu là đôla vàng, đồng nửa đôla bạc và cổ phiếu mỏ. Cổ phiếu được trả trong quán rượu, được dùng làm tiền “boa” cho bồi bàn, được tặng như một món quà cho ngày lễ, và đôi khi được chiêu đãi thay vì một điếu xì gà. Các triệu phú kiêu hãnh bước đi trên đường phố trong chiếc quần thủng lỗ ở đầu gối và mông, nhưng với những chiếc túi nhét đầy vàng và cổ phiếu. Đây là những người có mảnh đất nhỏ đột nhiên sinh lãi và giá trị của nó tăng vọt trong một thời gian. Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp như vậy.
Một ví dụ là một Ellery Bauer nào đó, một phụ nữ lớn tuổi thậm chí không đào đất mà kiếm sống bằng công việc giặt giũ. Một lần, người ta đã trả công cho công việc của cô bằng 3 mét vuông đất ở một khu vực có vẻ chẳng mấy hứa hẹn. Hóa ra 3 mét đất “vứt đi” này nằm trên mạch bạc quan trọng nhất. Ellery trở nên vô cùng giàu có, xây cho mình một dinh thự sang trọng, đi du lịch khắp châu Âu, thăm nước Anh và thậm chí còn được Nữ hoàng Victoria tiếp đón. Người cựu thợ giặt đã tặng nữ hoàng một bộ đồ bạc làm từ kim loại quý được khai thác trong mỏ của chính mình.
Như thường lệ, mọi chuyện kết thúc tồi tệ: do nhanh chóng phung phí khối tài sản khổng lồ của mình, Ellery Bauer đã dành phần đời còn lại để làm nghề xem bói trên quả cầu thủy tinh – ít nhất là không giặt quần áo nữa.
Chỉ đáng giá một chai rượu whisky
Hầu hết lợi nhuận từ cơn sốt bạc đến các nhà đầu cơ hoặc từ chủ sở hữu của các doanh nghiệp lớn, chẳng hạn như các mỏ “Gould và Curry” hoặc “Ophir”, nằm ngay trên vỉa mạch Comstock. Với mỏ “Gould và Curry”, hay đúng hơn là với những người chủ đầu tiên của nó, câu chuyện sau đây đã xảy ra, được ghi lại bởi nhà văn Mark Twain, người từng làm nhà báo trong những năm đó ở Nevada: “Các mỏ Gould và Curry, lên tới một nghìn hai trăm feet, được đặt theo tên của hai chủ sở hữu ban đầu của nó. Ông Curry, người sở hữu hai phần ba diện tích mỏ, nói rằng ông đã bán cổ phần của mình với giá hai nghìn rưỡi đôla tiền mặt và một con ngựa già, con ngựa này đã ăn lúa mạch và cỏ khô trong bảy mươi ngày với số tiền bằng giá thị trường của chính nó. Curry cũng cho biết Gould đã bán cổ phần của mình để lấy một cặp chăn cũ và một chai rượu whisky. Bốn năm sau khi Gould và Curry xử lý các mỏ của họ theo cách này, chúng đã được niêm yết trên thị trường San Francisco với giá bảy triệu sáu trăm nghìn đôla vàng! Hai ông chủ ban đầu chỉ biết trơ mắt ếch ra mà nhìn…
Con ngựa giá 60.000 đôla
Một câu chuyện buồn không kém đã xảy ra với một trong những người phát hiện ra mỏ Ophir, được biết đến rộng rãi vào thời điểm đó. Vẫn theo Mark Twain: “Khi trữ lượng khổng lồ của mỏ Ophir chưa được biết đến, một người sở hữu hai mươi feet trong mỏ này đã trao đổi mảnh đất của mình với người khác để lấy một con ngựa gầy ốm. Khoảng một năm sau, khi cổ phiếu của Ophir tăng lên 3.000 đôla một foot, người đàn ông không một xu dính túi này đã tự coi mình là ví dụ rõ ràng nhất về sự vĩ đại và tầm thường cùng lúc của con người. Một mặt, anh ta cưỡi một con ngựa trị giá sáu mươi nghìn đôla, mặt khác, anh ta không đủ tiền để mua yên, vì vậy anh ta phải mượn yên của ai đó hoặc cưỡi ngựa mà không có yên.
- Một huyền thoại Thánh kinh dường như là sự thật
- Star, nhà tù hà khắc nhất nước Mỹ
- Nhận xét về thể thức bầu cử Tổng thống Mỹ theo Đại Cử tri Đoàn
Những quả lừa ngoạn mục
Mark Twain nhiều lần chứng kiến những vụ lừa đảo bán lại mỏ. Ông mô tả: “Một trong những cách để làm giàu ngay lập tức là “làm nóng” một số khu vực hoang dã và ngay lập tức, lợi dụng sự cường điệu, bán nó đi.
Quá trình này rất dễ dàng. Kẻ ranh mãnh đã đặt cược vào một khu vực bỏ hoang nào đó, bắt đầu đào mỏ, mua một xe chở quặng Comstock có giá trị, một phần trong số đó anh ta đổ vào chính mỏ và đổ phần còn lại xuống rìa của nó. Sau đó, anh ta sẽ giới thiệu tài sản của mình cho một số người khờ khạo và bán nó với một số tiền nhỏ. Dĩ nhiên nạn nhân không thu được bất kỳ lợi ích nào, ngoại trừ… xe quặng ban đầu.
“…của Hợp chủng quốc Hoa kỳ…”
“Trường hợp “làm nóng” đáng chú ý nhất đã xảy ra với mỏ Northern Ophir. Mark Twain cho biết: “Họ nói đó là một nhánh của Ophir, một mạch rất phong phú trong mỏ Comstock. Trong nhiều ngày, người ta chỉ nói về sự phát triển giàu có tại Northern Ophir. Người ta nói rằng bạc nguyên chất được tìm thấy ở đó dưới dạng cốm vụn.
Tôi đến đó cùng với những người chủ và nhìn thấy một cái hố sâu từ 6 đến 8 feet (1,5-2,5 mét), dưới đáy là vô số những mảnh đá màu vàng nhạt, mờ, không có gì hứa hẹn, bị nghiền nát. Người ta hy vọng có thể tìm thấy bạc trong đá lửa. Chúng tôi thu thập một chậu “rác” này và rửa nó trong vũng nước. Và bạn nghĩ gì? Trong trầm tích, chúng tôi thực sự bắt gặp tới nửa tá viên bạc “bản địa” màu đen hoàn hảo!
Điều này chưa bao giờ xảy ra; không có khoa học nào có thể giải thích một hiện tượng tuyệt vời như vậy. Cổ phiếu tăng lên 65 đôla một foot. Sau đó, hóa ra mỏ đã được “làm nóng”, và không phải theo cách thông thường là mua quặng đổ xuống, mà theo một cách đặc biệt táo bạo, trơ trẽn và kỳ dị. Trên một miếng bạc “nguyên chất” có dòng chữ dập nổi đã bị mòn: “…của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ…” – thì ra mỏ đã được “làm nóng” bằng những đồng xu nửa đôla nóng chảy nhuộm đen để tạo cho chúng vẻ ngoài “tự nhiên” rồi trộn với đá nghiền ở đáy mỏ”.
Thị trấn ma
Cơn sốt bạc kéo dài vài năm rồi lắng xuống dần. Ngày nay, việc khai thác được thực hiện bởi hai hoặc ba tập đoàn lớn và những người thăm dò đơn lẻ đã rời bỏ những nơi này từ lâu. Dân số của thành phố Virginia City đã giảm đi chỉ còn 1/10. Giờ đây, nó là một thị trấn nhỏ tự hào có Bảo tàng Mark Twain được lập ra trong tòa soạn cũ và nhiều km mỏ bỏ hoang, theo truyền thuyết, nơi đó có các linh hồn của những người bắt sương bạc lang thang. Và “điểm nhấn” chính của thị trấn là nghĩa trang, nơi mà theo người dân địa phương, thực tế không có một người chết nào chết vì nguyên nhân tự nhiên.