Hệ thống dẫn nước 2700 năm tuổi, với những dòng chữ được khắc vào đá khó nhìn hơn là đọc, đã xác nhận các sự kiện trong Kinh thánh là có thật.
Năm dòng chữ Do Thái được khắc vào đá từ 2.700 năm trước đây đã được tìm thấy trên các bức tường của một cống dẫn nước cổ ở Jerusalem. Giáo sư Gershon Galil, một nhà thư tịch học nổi tiếng và là chuyên gia về lịch sử cổ đại từ Đại học Haifa (Israel), đã có thể giải mã chúng. Theo ông, nội dung của các bản khắc xác nhận rõ ràng rằng Kinh thánh phản ánh các sự kiện hoàn toàn có thật chứ không phải hư cấu.
Đường hầm Siloam, theo các nguồn trong Kinh thánh, được khoét vào đá dưới thời vua Do Thái Hezekiah, người trị vì vào thế kỷ thứ 8 trước Công nguyên. Năm 1880, cái gọi là dòng chữ Siloam được khắc vào đá đã vô tình được phát hiện trên tường của đường hầm, đây được coi là một trong những dòng chữ lâu đời nhất bằng tiếng Do Thái được bảo tồn. Nội dung của dòng chữ cho biết đường hầm được xây dựng như thế nào.

Vào đầu thế kỷ 20, một số khung hình được chạm khắc vào đá đã được tìm thấy trên các bức tường của đường hầm Siloam. Bên trong đó, như các nhà khảo cổ học khẳng định, chưa bao giờ có một văn bản nào được viết. Tuy nhiên, Eli Shukron, một trong những chuyên gia hiện đại hàng đầu về khảo cổ học Jerusalem, đã đưa ra kết luận rằng các khung chỉ có vẻ trống rỗng, nhưng bên trong chúng chứa văn bản ẩn dưới một lớp đá.
Shukron đã nhờ giáo sư Galil giúp đỡ, và họ đã cùng nhau nghiên cứu kỹ các bức tường của đường hầm Siloam, chụp những bức ảnh chất lượng cao về cái gọi là “những khung hình trống”.
- Tác phẩm ‘Ritter Tod Und Teufel’ của Albrecht Durer
- Luật Hồng Đức xử tội giết người như thế nào?
- Vũ trang thời Trung Cổ
Kết quả là, hóa ra bên trong các khung thực sự có các văn bản bằng tiếng Do Thái kể về những việc làm chính của Vua Hezekiah trong 17 năm trị vì của ông – việc xây dựng một đường kênh dẫn nước từ nguồn nước sạch ở thung lũng Gion và hồ chứa Siloam, một chiến dịch quân sự chống lại người Philistine, cải cách tôn giáo và việc tích lũy của cải nhiều không kể xiết.
Đặc biệt, một trong những dòng chữ cho biết chính xác ngày hoàn thành việc xây dựng đường hầm Siloam – ngày thứ hai của tháng Tammuz (tương ứng với tháng 6-7 theo lịch Gregorian) năm 709 trước Công nguyên.
Điều đáng ngạc nhiên nhất là văn bản các dòng chữ khắc chứa các công thức lặp lại gần như nguyên văn các văn bản Kinh thánh. Những chữ khắc này là những bản thảo Kinh thánh sớm nhất được biết đến và có tuổi đời sớm hơn hàng trăm năm so với Cuộn sách ở Biển Chết, cho đến nay vẫn được cho là những trích dẫn lâu đời nhất trong Kinh thánh.
Giáo sư Galil lưu ý rằng các chữ khắc trên thành đường hầm Siloam xác nhận rằng Sách Các Vua trong Kinh Cựu ước dựa trên các sự kiện có thật, rằng Kinh thánh phản ánh thực tế lịch sử chứ không phải là hư cấu.
Theo Vokrugsveta