Đinh Công Thành
Đó là một cái tên được bảo vệ kỹ càng nhất thế giới. Những người trồng nho và nhà sản xuất lớn biết cách duy trì hình ảnh sang trọng và thanh nhã của mình bằng cách bảo vệ cái tên nghiêm ngặt, đến mức thiên hạ phải ghen tức.
Vào thế kỷ 18, người ta uống champagne trong ly thuỷ tinh có hình nón. Đến thế kỷ 19 uống trong chiếc cốc có chân, rồi đến cốc có chân thật cao, có thể giữ được mùi vị tốt hơn. Ngày nay người ta thích uống trong cốc hình tulipe
Chỉ có 3 loại nho mới được phép gọi là champagne: chardonnay, pinot meunier, và pinot đen. Loại cuối cùng là nho đỏ, duy nhất tại Pháp được sử dụng để chế tạo rượu vang trắng! Nó là chất liệu chính để tạo ra chất nước sủi bọt. Màu nằm trong da của trái nho, nên người ta phải ép thật khéo để lấy ra nước không có màu. Đó là cả một nghệ thuật, dù rượu vang trắng có được chỉ trải qua một giai đoạn, còn được gọi là vang trong suốt. Vào mùa xuân năm sau, người chủ hầm rượu, dù một hình hay có kẻ trợ giúp, tiến hành pha chế mẻ rượu. Ông pha trộn nhiều loại rượu làm từ các thứ nho khác nhau, đặc biệt là nhỏ champagne của năm trước. Bởi thế có những loại champagne mang nhãn hiệu ngoại hạng. Lý do cũng đơn giản: thời tiết vùng Champagne đôi khi thiếu nắng mùa hè, không cho phép tạo ra rượu tốt nhất mỗi năm. Các nhà trồng nho phải pha chế các mẻ rượu để bù đắp khuyết điểm ấy.
Đọc thêm:
Tứ đại mỹ nhân Trung Hoa và những điều ngọt bùi cay đắng
Kho tàng bí mật của Hitler
Gò Bồng Đảo và Lạch Đào Nguyên trong thơ Hồ Xuân Hương
Pha chế: rượu, đường, men và… không khí
Một kỷ lục thế giới vừa được thiết lập: 35.990 cốc rượu champagne được chồng chất lên nhau tại Hội chợ thực phẩm hàng năm Horecava, diễn ra tại Amsterdam, vào tháng 1.2006. Phải mất 3 ngày làm việc để xếp đống ly cao 7m, chân đáy 6m, để cho đại diện đài truyền hình Robert ten Brink rót rượu vào tử một chai champagne khổng lồ. Kỷ lục thế giới trước đó là 33.065 cốc!
Sau khi pha chế xong, rượu được rót vào chai, pha thêm hỗn hợp: đường, rượu và men. Giai đoạn lên men lần thứ nhì khởi đầu. Men biến đường thành rượu và tạo ra khí carbonic. Chính nó đã tạo thành bọt. Tuy theo nhãn hiệu, thời gian có thể kéo dài từ 15 đến 36 tháng. Để cho tiến trình cộng sinh kết quả tốt nhất, chai rượu được để nằm ngang. Đến lúc gần cuối, mới đặt chúng lên kê, cổ chai quay hướng xuống đất. Nhờ chuyển động hàng ngày, cặn men chết chìm xuống cổ chai. Người ta loại chúng ra lúc tháo nút. Chai rượu được ngâm trong hỗn hợp nước đá và muối. Cặn men biến thành một cục nước đá. Để tránh bị oxyt hoá, chai rượu chỉ mở ra trong vòng 30 giây. Để bù đắp cho Số rượu mất đi phải trên vào hỗn hợp rượu, đường và đôi khi cả rượu mạnh (cognac, armagnac hay marne). Qui trình này gọi là tăng để cho champagne
Câu chuyện về champagne
Vào thời Trung cổ, một vành đai lớn bao quanh Paris, gồm cả vùng Beaute và Champagne hiện nay đều sản xuất rượu vang Pháp. Rượu các vùng Argenteuil hay Suresnes cũng đắt hàng giống như Epernay hay Reims. Loại rượu vang đỏ này còn được gọi là rượu ngoại ô, có màu xanh lá và đăng nếu so với loại rượu có từ thời Trung cổ của vùng Bourgogne. Vì mùa đông lạnh giá. sự lên men trong thùng gỗ bị ngưng lại. Nó tại xuất hiện vào mùa xuân, và làm cho RƯỢU sôi sục. Người ta gọi hiện tượng đó là nổi nhựa. Khí phát sinh thoát ra khỏi thùng gỗ, và người ta tìm cách khống chế lần lên men thứ nhì này. Vào khoảng năm 1660, rượu

được chiết vào chai khi mùa động chấm dứt. Vì đóng nút sơ sài, rượu champagne thường bị nổ trong hầm. Cho nên được gọi là rượu của quỷ hay nút chai nhảy. Một tu sĩ dòng Benedicto tại Hautvilliers (vùng Marne) tên Dom Pérignon là người đầu tiên pha chế các loại rượu vào nhau để loại bỏ các khuyết điểm của rượu. Và để khống chế sức nổ của nó, ông dùng dây gai cột chặt chiếc nút bần vào cổ chai rượu. Người Anh, nhập khẩu rượu từng thùng và mang về nhà đóng vào chai nhỏ, họ là kẻ đầu tiên sử dụng loại chai thuỷ tinh dầu hơn. Người vùng Champagne bắt chước và tự thiết kế kiểu dáng chai riêng cho mình vào năm 1735. Từ năm 1950, diện tích trồng nho gia tăng gấp 4 lần. Năm 2005 có khoảng 300 triệu chai rượu champagne được tung ra thị trường.
Mẻ rượu thế kỷ
Năm 1916, con tàu chở hàng Jongkoping bị một tàu ngầm Đức đánh chìm tại vùng biển Baltic, mang theo 5.000 chai rượu champagne nhãn hiệu Heidsieck & Co 1907 trong hầm chứa. 82 năm sau, thợ lặn vớt được phân nửa kho hàng trên tàu. Khi họ

nếm thử rượu, thì ô hay, chẳng những còn nguyên vẹn mà còn… trên cả tuyệt vời! Lý do: rượu được trữ ở nhiệt độ 3-4°C liên tục.
Nghiên cứu bọt champagne
Chất lượng bọt của champagne được đánh giá bằng vòng bọt bao quanh ly rượu. Nó là mục tiêu thu hút mọi sự chú ý. Viện nghiên cứu INRA tại Reims mới đây đã phát hiện vai trò của các đại phân tử. Các phân tử thuộc loại polysaccha- rides (họ đường)

nấp trong vách tế bào trái nho, đóng vai trò tạo sức căng giữa nước và khí CO, trong rượu. Mục tiêu của các nhà nghiên cứu: sửa chữa khuyết điểm của vòng bọt trong một số loại rượu champagne, bằng cách ngăn chặn sự biến mất của đại phân tử trong tiến trình lên men rượu.
Những ký hiệu trên một nhãn rượu champagne
Nếu nhìn kỹ một nhãn hiệu champagne, bạn sẽ thấy những ký hiệu đặc biệt sau đây:
NM = Négociant – Manipulant: Thương nhân thao tác. Mua nho hay rượu nhãn hiệu khác pha thêm vào rượu của mình để cải thiện chất lượng.
RM = Récoltant – Manipulant: Nhà nông thao tác. Rượu nho chính cống do mình sản xuất.
CM = La Coopération de Manipula- tion: Hợp tác thao tác. Kết hợp các loại nho khác nhau để làm rượu.
MA = Marque-Acheteur: Mua rượu và bán ra dưới nhãn hiệu riêng của mình. Tỉ lệ thị trường của từng loại như sau: MN = 67%, RM = 23%, CM = 9% và MA = 1%.
Học Tiếng Anh với Lightway
Độc giả và mục đích khi viết Essay tiếng Anh
Nghiên cứu (research) là gì và nhà nghiên cứu cần có suy nghĩ gì?
Viết bài mô tả biểu đồ bánh, biểu đồ cột, và bảng cho writing task 1
BRUT NATURE hay NON DOSÉ = chứa dưới 3 gram đường/lít. Đây là rượu champagne rất gắt, nhiều chất khoáng. Loại này rất thịnh hành, và thích hợp lý tưởng để nhấm nháp với… sao biển, sashimi, và sushis.
BRUT = chứa dưới 15 gram đường/ lít. Loại này chiếm 90% thị trường, bởi vì thích hợp cho mọi loại thức ăn.
DEMI-SEC = từ 33-50 gram đường/ lít. Rất ngọt. Đây là loại champagne tráng miệng. Rất thịnh hành trong thập niên 1960. Ngày nay ít người sử dụng.
Vũ khí chống hàng giả
Trường đại học Séville, Tây Ban Nha đã tìm ra một phương pháp thử nghiệm để xác định rượu champagne thật/giả, (dù rằng

hàng giả cũng… rất thành công trên thương trường). Đó là phân tích tỉ lệ kim loại trong rượu rồi so sánh với rượu được sản xuất trong vùng Champagne. Trong số 35 chai mang ra thử nghiệm, 100% đều là hàng thật!
Bài viết được tổng hợp và giới thiệu bởi Nhóm dịch thuật tiếng Anh Lightway.
Chúng tôi cung cấp dịch vụ dịch thuật Việt – Anh giá rẻ, chất lượng
Bài viết được cung cấp bởi Dịch thuật Tiếng Anh Lightway. Chúng tôi chuyên dịch hợp đồng tiếng Anh tiếng Việt giá rẻ