Thảo dược – kho thuốc vĩ đại của thiên nhiên

kho thao duoc thien nhien
kho thao duoc thien nhien
5 views
6 phút đọc
Nội dung

Minh Thu

Hiện nay, người ta thường tin rằng tất cả các loại thuốc đều phát xuất từ những phân tử tổng hợp. Đó là một sai lầm! Theo tạp chí của Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia (CNRS), cơ quan nghiên cứu chính của Pháp, thì có từ 40-70% loại thuốc phát xuất từ những chất trong thiên nhiên như các loại cây, các sinh vật biển, các vi sinh vật, vì chúng có sự đa dạng về phân tử. Ở khắp nơi trên thế giới, ngành dược học cổ truyền luôn tồn tại trước khi ngành hoá học tổng hợp xuất hiện. Nền y học cổ truyền dựa vào sự hiểu biết sâu rộng về các loại thực vật được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác bởi các lương y (những thầy thuốc chuyên về y học cổ truyền).

Bảo tồn y học cổ truyền

Dược sĩ Jacques Fleurentin, thành viên của Hội chủng loại dược học Pháp nói rõ: “Hiện có 2 loại kiến thức về dược học: một loại thuộc các tác phẩm y học bác học, là những loại sách tham khảo đã có từ lâu, và một loại thuộc у học truyền thống truyền khẩu vốn rất thịnh hành tại châu Phi, châu Mỹ Latinh và châu Á”. Trong khi đó, người ta chỉ biết được 5% các loại thực vật của hành tinh. Do đó, việc thu thập những kiến thức mà các lương y có được về các loại cây sẽ giúp tiết kiệm được nhiều thời gian.

Từ lâu các nền văn minh đông tây đã biết tới công dụng trị bệnh của nhiều loại thảo dược tự nhiên
Từ lâu các nền văn minh đông tây đã biết tới công dụng trị bệnh của nhiều loại thảo dược tự nhiên

Có một vấn đề: tại đa số các nước trên thế giới, các cách chữa này không được đánh giá cao và do đó có nguy cơ bị biến mất. Dược sĩ Jacques Fleurentin lo lắng: “Có một nguy cơ là y học truyền thống bị xa rời, vì tại một số nước, địa vị của lương y không được thừa nhận”. Nhưng việc này cũng tuỳ nơi. “Tại Ấn Độ và Trung Quốc, vấn đề này không được đặt ra, vì ngành y học này đang được giảng dạy tại các trường đại học. Chẳng hạn như ở Trung Quốc, người ta thường xuyên cập nhật những loại cây được sử dụng trong y học cổ truyền.” Vả lại, y học cổ truyền khó mà bị bỏ qua vì nó đang cạnh tranh với y học hiện đại, và cả hai lẽ ra phải bổ sung cho nhau. Theo dược sĩ Jacques Fleurentin thì tình hình đang được cải thiện: “Trong 10 năm qua, tôi đã thấy có nhiều tiến bộ vượt bậc tại châu Phi, nhất là tại Mali và Burkina-Faso. Còn nước Pháp là nước phương Tây đầu tiên công nhận nền y học cổ truyền của mình”. Hơn nữa, từ 30 năm nay, Tổ chức y tế thế giới vẫn động viên mọi quốc gia đưa ngành y học cổ truyền vào trong hệ thống y tế của mình.

Phát triển ngành chủng loại dược học

Dĩ nhiên là trong số các loại thực vật được các lương y sử dụng, không phải tất cả đều có tác dụng chữa bệnh thực sự. Thậm chí một vài loại có thể gây độc hại. Do đó, nên liệt kê những cách chữa bệnh cổ truyền để chỉ giữ lại những “công thức” cổ truyền nào tỏ ra có hiệu quả và không độc hại. Để đạt được mục tiêu này, các chuyên gia đã phát triển một cách tiếp cận khoa học độc đáo, đó là ngành chủng loại dược học. Khoa nghiên cứu này được tiến hành qua 3 giai đoạn. Trước hết, phải đi đến tận nơi, đi khắp thế giới để thống kê những lương y thành thạo. Đạo quân này gồm những nhóm đa chuyên gia gồm các nhà ngôn ngữ học, các nhà nhân chủng học, các nhà thực vật học, các nhà khoa học và các dược sĩ… Để thực sự giao tiếp được với dân chúng, và để bảo đảm cho công việc được thực hiện trong sự tôn trọng nên văn hoá của họ, cần thiết phải có một nhà nhân chủng học và một nhà ngôn ngữ học. Tại Pháp, ngay trong Hội chủng loại dược học của Pháp, dược sĩ Jacques Fleurentin cũng cố gắng vận động các đồng nghiệp thực hiện cách tiếp cận này. Ông nói: “Chúng tôi là những người duy nhất trên thế giới đưa ra một khoá đào tạo chủng loại dược học trong 8 ngày bằng tiếng Pháp”. Chính Jacques Fleurentin cũng có kinh vê nghiệm về những cách điều trị mà ông giảng dạy, nhất là tại Yemen.

Những loại thuốc trị ung thư

Trong thực tế, ngành chủng loại dược học đã mang lại nhiều kết quả từ nhiều thế kỷ nay. Trong cuốn Lịch sử hiện đại của các loại thuốc của mình, nhà dược học Franøois Chast ở bệnh viện Hôtel-Dieu tại Paris đã kể lại những câu chuyện hay nhất về thuốc men do khoa chủng loại dược học mang lại. Một trong những câu chuyện tiêu biểu nhất là chuyện về cây hồng dại ở Madagascar (mà ở Việt Nam người ta gọi là cây dừa cạn). Cách đây khoảng 30 năm, các nhà dược học đã quan tâm đến loài hoa hồng bình dị vốn được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường trong một số ngành y học cổ truyền tại Philippines, tại Nam Phi hoặc tại Malaysia. Từ loại thực vật này, họ đã chiết xuất được 2 phân tử đầu tiên, đó là vinblastine và vincristine, là những hợp chất rất hiệu quả trong việc điều trị một số bệnh ung thư.

Học tiếng Anh với nhóm Dịch Thuật Lightway:
Remember và recall sử dụng thế nào
Sự khác nhau giữa quarantine và Self-Isolation
Tiếng Anh và những sự thật thú vị
This ain’t it và các hình thức rút gọn trong tiếng Anh

Trong phương pháp điều trị bệnh Hodgkin (một bệnh ung thư các tuyến hạch), những hợp chất chiết xuất từ cây hồng dại ở Madagascar đã giúp cho 5% bệnh nhân vượt quá kỳ hạn sống thêm được 5 năm vào năm 1970, cho tới hiện nay là 98% bệnh nhân được chữa lành, đó là điều Franøois Chast đã viết trong tác phẩm của ông. Và trong cuộc chiến chống lại một số dạng bệnh bạch cầu, kết quả cũng rất khích lệ: người ta đã ghi nhận một bước nhảy vọt từ 5-60% số người được chữa lành sau khi được uống các loại thuốc này.

Câu chuyện kỳ diệu không dừng lại ở đó. Trong những năm 1970, một loại thuốc trị ung thư khác đã được điều chế từ loại hoa hồng dại ở Madagas-car, nhờ phương pháp biển đổi hoá học, những hợp chất đã được biết rõ là chất vinorelbine. Lần này, việc điều chế được tiến hành ở Pháp, tại Viện hoá học về các chất tự nhiên của Trung tâm CNRS do giáo sư Pierre Potier điều hành. Đây là kết quả của sự cộng tác với phòng thí nghiệm dược học Pierre Fabre. Ông Georges Massiot, người điều hành phòng thí nghiệm hoá học các chất tự nhiên có hoạt tính sinh học phấn khởi nói: “Theo các bác sĩ điều trị ung thư, vinorelbine sẽ là loại thuốc trị ung thư được sử dụng nhiều nhất trên thế giới để giới hạn con số bệnh nhân. Trong vài năm nữa, sẽ xuất hiện thế hệ thứ 3 của alcaloides (các hoạt chất chính của cây hồng dại). Chúng ta đang đặt nhiều kỳ vọng vào loại cây này”.

Tìm những loài mới

Nhưng trong ngành dược học, việc phát hiện ra những “viên ngọc chữa bệnh” với tầm mức của hoa hồng dại Madagascar vẫn còn hiếm hoi. Do đó, cần phải gia tăng những cuộc tiếp cận. Song song với những cuộc nghiên cứu được tiến hành của các lương y, các nhóm nghiên cứu còn phải tiến hành những cuộc viễn du đủ mọi hướng, luôn luôn đến tận nơi, để phát hiện những hoạt chất mới chưa được thí nghiệm. Các cuộc nghiên cứu này chủ yếu được tiến hành tại các khu rừng nhiệt đới, tại Nouvelle-Calédonie, Madagascar, Malaysia hoặc cả tại Việt Nam, vì ở đó sự đa dạng sinh học rất phong phú. Theo nguyên tắc, các thoả thuận quốc tế phải được các nước này thông qua để họ không làm huỷ hoại tài nguyên thiên nhiên của họ, và để họ tận dụng những lợi ích kinh tế do một cuộc khám phá tình cờ mang lại.

Tuy nhiên, sự tình cờ ở đây là muôn nói đến một trong những phát hiện thủ vị nhất đã thực hiện trong phòng thí nghiệm do Pierre Potier điều hành tại Gif-sur-Yvette, gần Paris. Đó là thuốc taxane, một loại thuốc trị ung thư có hoạt chất chính được chiết xuất từ lá thông đỏ, một loại cây mọc trong các khu vườn bao quanh phòng thí nghiệm. Loại thuốc này được áp dụng chủ yếu trong việc điều trị một vài dạng ung thư vú, phổi và tuyến tiền liệt. Cuối cùng, hiện nay các nhà dược học đang hướng về biển. Họ mong tìm thấy những hoạt chất mới trong việc thám hiểm đáy các đại dương. Và người ta cũng đã ghi nhận một vài kết quả đáng khích lệ đầu tiên.

Sở an ninh về các loại thuốc của Pháp đã thiết lập một danh mục gồm hơn 100 loại thực vật được sử dụng trong y học cổ truyền. Danh mục này thống kê những loại thực vật có nguồn gốc từ châu Âu như cây cỏ ban, được sử dụng vì nó có những đặc tính chống trầm cảm, nhưng cũng có những loại có nguồn gốc xa hơn như cây boldo rất tuyệt trong việc điều trị những rối loạn về gan và về tiêu hoá.

(Theo Santé Magazine, 2006)

5/5 - (4 votes)
CHIA SẺ

Về Chuyên trang Kiến Thức

Chuyên trang Kiến Thức sưu tầm và chia sẻ các bài viết giúp ta hiểu hơn về nhiều lĩnh vực mà ad cảm thấy chúng hữu ích và giá trị.

Hy vọng chuyên trang cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích.

SÁCH MỚI CẬP NHẬT