Bên trong câu chuyện “Kim Cương Máu” của Charles Taylor và siêu mẫu Naomi Campbell

kim cuong mau
kim cuong mau
23 views
13 phút đọc
Nội dung

Thục Miên

Thực tế đã cho chúng ta vàng và kim cương đã thấy nuôi dưỡng những cuộc xung đột đẫm máu ở châu Phi – như bộ phim “Kim cương máu” của ngôi sao Hollywood Leonardo DiCaprio – và còn đầu độc những người nổi tiếng như thế nào. Và, Charles Taylor từng được báo giới mô tả là “Ngài Kim cương”. Và phải nói rằng siêu mẫu Naomi Campbell chưa phải là ngôi sao nhất có qua lại với nhà độc tài Liberia và thích thú với sự hào phóng của ông ta. Các nhà điều tra tội phạm chiến tranh cũng đã nhiều lần nói rằng Charles Taylor sử dụng kim cương để tìm kiếm quyền lực chính trị ở đất nước láng giềng Tây Phi Sierra Leone, và đặc biệt là những vị khách may mắn sau khi diện kiến nhà độc tài đôi khi hí hửng ra về với một viên kim cương số trong tay. Trong số những vị khách quý của Taylor có thể kể Pat Robertson và Jess Jackson.

Giới thiệu phim Kim Cương Máu

Về đề tài những viên đá quý bất hợp pháp, công bằng mà nói rằng Cindor Reeves là người duy nhất liên quan mật thiết, ngay cho dù những đầu mối liên lạc thân tín nhất của anh ta hiện nay hoặc đã chết, đang trên đường trốn chạy hoặc đang ngồi tù. Người đàn ông 38 tuổi này là em rể của Charles Taylor – tổng thống độc tài quốc gia Tây Phi Liberia, người đã tặng cho siêu mẫu Naomi Campbell món quà là những viên kim cương thô trong một bữa dạ tiệc tổ chức tại nhà của Nelson Mandela năm 1997, theo sự làm chứng của cô trong tháng 8 năm nay trước phiên tòa xét xử tội ác chiến tranh ở The Hague, Hà Lan.

Trong bối cảnh 4 năm hỗn loạn, Cindor Reeves là trung tâm của thị trường kinh doanh kim cương máu bất hợp pháp, hành động với tư cách là đặc phái viên cá nhân của Charles Taylor trong những vụ giao dịch đổi vũ khí lấy đá quý nổi tiếng với quân phiến loạn ở quốc gia láng giềng Sierra Leone. Cindor Reeves cũng biết rõ cái giá kinh khủng mà người dân phải trả để Taylor có cơ hội tán tỉnh những phụ nữ đẹp tại những buổi tiệc tùng linh đình. Những món quà mà Taylor dùng để tặng cho những phụ nữ như siêu mẫu Anh Naomi Campbell là kết quả của hàng chục chuyến xe tải chở vũ khí bí mật được Reeves tổ chức cho đi vào Sierra Leone, nơi anh ta giao dịch để đổi lấy những túi đá quý nhỏ bé nhưng giá trị cực cao, trong đó nhiều viên đá được khai thác từ những quặng mỏ dưới sự cai quản của quân phiến loạn như là những trại nô lệ.

Hiện nay, mặc dù những ngày buôn lậu kim cương máu của Cindor Reeves đã qua nhưng tâm trí anh ta vẫn luôn bị ám ảnh. Kinh hoàng trước những cuộc tàn sát đẫm máu được hà hơi tiếp sức bởi những viên kim cương máu, năm 2001 Cindor Reeves quay sang chống gia đình mình và bí mật tiếp xúc với Toà án đặc biệt về Sierra Leone được Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn, để cung cấp thông tin nội bộ giúp thành lập nhiều vụ truy tố ra pháp luật chống cựu tổng thống Taylor và bạn bè ông ta. Reeves tuyên bố Taylor đã cố gắng sử dụng biệt đội sát thủ của mình để giết anh trước khi anh rời châu Phi. Và, sau một cuộc ám sát bất thành năm 2004 ở Paris, Reeves bay đến Canada.

Hiện Reeves đang sống trong một khu ngoại ô được giữ bí mật tuyệt đối, trong khi điện thoại di động của anh vẫn thường xuyên nhận được những cuộc gọi đe doạ giết chết. Reeves nói: “Taylor vẫn còn nhiều người ủng hộ. Mặc dù hiện thời chưa có gì xảy ra, nhưng bọn chúng nói với tôi rằng chúng biết con cái của tôi đang học ở trường nào”. Trong tháng 8 năm nay, với điều kiện không tiết lộ nơi cư trú, Reeves đồng ý trả lời một cuộc phỏng vấn của tờ báo Anh The Sunday Telegraph, tiết lộ thông tin trực tiếp về thế giới bạo lực bẩn thỉu của kim cương máu và chiến tranh.

Trong khi siêu mẫu da màu Naomi Campbell tuyên bố là hoàn toàn không biết gì về kinh doanh trao đổi kim cương máu, mạng lưới đồng thời mô tả “món quà” của Taylor như là “những viên đá bẩn”, thì Cindor Reeves biết rõ mỗi mặt tối của chúng: những chỉ huy phiến quân điên cuồng cai quản những quặng mỏ đá quý, những người dân cùng khổ bị cưỡng bức làm việc cho chúng, và nhiều mạng lưới trung gian ám muội kết nối ngành kinh doanh bẩn thỉu đá quý nhuốm máu với thế giới bên ngoài, bao gồm những lái buôn vũ khí và bọn người được cho là của Al Qaeda và Hezbollah.

Người ta tin rằng ngành kinh doanh bẩn thỉu kim cương máu (kim cương từ những vùng có xung đột) đã chấm dứt với sự ra đời của Kimberley Pro. cess năm 2003 – một hiệp định trừng phạt của Liên Hiệp Quốc được ký kết giữa 75 quốc gia nhập và xuất khẩu kim cương, những nhà kinh doanh kim cương và những tổ chức phi chính phủ Mục đích của hiệp định là chứng nhân chất lượng kim cương bán ra thị trường tiêu dùng có nguồn gốc sạch sẽ, không xuất phát từ những vùng có xung đột và vấy máu người châu Phi. Về mặt lý thuyết, các quốc gia ký hiệp định Kimberley Process đồng ý không nhập khẩu hay xuất khẩu những viên kim cương máu. Kim cương xuất khẩu được chứa trong những cái túi chống đánh cắp kèm theo chứng nhận bảo đảm những viên đá quý không xuất phát từ những vùng xung đột. Quốc gia nào vi phạm Kimberley Process sẽ bị trục xuất khỏi hiệp định hay tạm đình chỉ xuất khẩu. Điều đó có nghĩa là quốc gia phạm không còn được xuất khẩu kim cương của mình đến bất cứ quốc gia thành viên nào của hiệp định.

Nhưng thực tế không phải vậy Kimberley Process không chỉ bất lực trong việc ngăn chặn kim cương máu mà các chính sách của nó thậm chí còn khích lệ thị trường kim cương bất hợp pháp phát triển thêm. Như Zimbabwe là hình ảnh rõ ràng nhất minh họa cho điều này: Từ năm 2006, khi kim cương được phát hiện ở khu vực cánh đồng Maranfe ở miền Đông nước này, cảnh sát và quân đội bắt đầu xâm phạm quyền con người một cách có hệ thống để làm giàu cho họ. Theo điều tra năm 2009 của Tổ chức Quan sát nhân quyền Human Rights Watch, binh lính Zimbabwe đã dùng súng bắt ép người dân đi đào kim cương.

Công nhân mỏ quặng bị đánh đập, phụ nữ bị cưỡng bức và trẻ em bị ép làm việc nặng nhọc. Để bảo vệ khu vực cánh đồng kim cương, đồng thời xua đuổi hết những người đào kim cương độc lập, quân đội Zimbabwe tiến hành đốt phá khu vực, gây ra cái chết của hàng trăm công dẫn. Kim cương sau đó được chuyển lậu sang quốc gia láng giềng Mozambique rồi từ đó đi đến những quốc gia khác, những nơi mà kim cương có thể dễ dàng xuất khẩu dưới vỏ bọc giấy chứng nhận của Kimberley Process – nghĩa là số kim cương này “hoàn toàn sạch sẽ” trước con mắt của thế giới!

Kim cương từ các quốc gia châu Phi từng đem lại nguồn tài chánh khổng lồ cho quân nổi loạn trong nhiều thập niên. Nhưng kim cương máu còn xuất phát từ những vùng xung đột khác. Như 4 loại “kim cương mẫu mới”: hồng ngọc (ruby) ở Myanmar, coltan (viết tắt của columbite-tantalite) ở Cộng hòa Congo, bauxite ở Guinea, và ngọc lục bảo (emerald) ở Colombia. Theo các báo cáo mới đây của các tổ chức phi chính phủ, trong đó bao gồm Global Witness, Part nership Africa Canada và Human Rights Watch, những viên kim cương máu vẫn còn lưu thông tự do và hành vi buôn lậu sản phẩm này vẫn lan tràn rầm rộ. Một số quốc gia nghèo trong lãnh vực kinh doanh kim cương, như Sierra Leone, Angola và Cộng hòa Congo, không thể giải thích nguồn gốc của 50% số kim cương xuất khẩu của họ, từ đó mà người ta nghi ngờ tiêu chuẩn kim cương sạch của số quốc gia này.

Câu chuyện của Cindor Reeves bắt đầu tại một thời điểm vô hại hơn, vào đầu thập niên 1980, khi mà Charles Taylor – lúc đó chỉ là quan chức trong chính quyền quân sự Liberia – cưới Agnes, chị của Cindor Reeves. Và lúc đó, cũng như về sau, Reeves nhớ lại anh rể của mình là người rất hào phóng với những món quà nhưng trở nên hết sức tàn nhẫn nếu cảm thấy bực bội! Sau khi bị sa thải vì tội biển thủ và bị trục xuất sang Mỹ, nơi ông ta ngồi tù một thời gian, Taylor quay trở về Liberia tranh giành quyền lực bằng một đội quân du kích. Trong thập niên 1990, Taylor ủng hộ phiến quân Mặt trận cách mạng thống nhất (RUF) ở quốc gia láng giềng Sierra Leone, một đội quân nổi tiếng tuyển mộ trẻ con cầm súng chiến đấu và chặt chân tay dân thường.

Một lý do giải thích thái độ ủng hộ tổ chức khát máu như thế là Taylor là bạn của Foday Sankoh, thủ lãnh RUF. Trong quá khứ, Taylor và Sankoh được huấn luyện ở Liberia trong chương trình gọi là giúp đỡ những chiến binh cách mạng nước ngoài của đại tá Gaddafi. Lý do khác: RUF nắm được cơ hội kiểm soát một số khu mỏ kim cương giàu nhất thế giới – Sierra Leone là một trong những vùng trên hành tinh có những mỏ kim cương lộ thiên. Reeves nói: “Một viên kim cương thô trông giống như một cục đường bình thường, chỉ khi rửa sạch và đưa ra ánh sáng mặt trời mới thấy được đá quý ẩn trong đó. Kim cương ở Sierra Leone không giống như kim cương ở những nơi khác. Chúng trông ít gồ ghề hơn kim cương ở Angola, Nam Phi hay Úc. Do đó kim cương thô Sierra Leone chỉ cần cắt gọt chút đỉnh là được”.

Trong khi việc khai thác kim cương ở những quốc gia khác phần đông do những công ty quản lý thì ở Sierra Leone kim cương được đào bới bởi bất cứ ai, chỉ cần có cái mai và bộ chảo đãi mẫu là xong. Kết quả là trong suốt nhiều thập niên hỗn loạn vô chính phủ, kim cương nằm trong tay của các băng đảng tội phạm và các nhóm vũ trang. Charles Taylor kiếm được hàng triệu đô la từ việc kinh doanh kim cương máu để duy trì một lối sống xa hoa đế vương với những bộ cánh đắt tiền, những chiếc xe Mercedes sang trọng, nuôi dưỡng chiếc ngai vàng quyền lực và ít nhất 30 đứa con sinh ra từ nhiều phụ nữ khác nhau! Từ năm 1998 trở đi, Cindor Reeves đi cùng với một đoàn xe vũ trang hạng nặng chạy dọc theo những con đường cháy nắng để vào những thành trì của RUF ở Sierra Leone, trao đổi vũ khí và đạn dược lấy kim cương. Không một bên nào trong những vụ giao dịch bí mật này chơi trò hai mang.

Về phía của Reeves là người mua kim cương của Taylor – một chiến binh Hồi giáo chào đời ở Senegal, từng chiến đấu chống quân đội Liên Xô ở Afghanistan và được Hezbollah huấn luyện – cộng với một vài thành viên “mật vụ đặc biệt” đáng sợ của tổng thống. Về phía RUF là thủ lãnh quân sự Sam “Mosquito” Bockarie, nguyên vũ công disco và thợ cắt tóc khét tiếng tàn bạo với trò cắt chân tay, tai và môi của các nạn nhân không may rơi vào tay hắn. Còn những người lính chân đất của Bockarie thì say sưa với rượu và ma tuý. Cindor Reeves nói: “Những thủ lãnh quân sự bước vào với những túi kim cương được bọc trong giấy và cột bằng băng keo. Chúng tôi gặp nhau trong nhà của Bockarie rồi sau đó đặt ghế ra giữa phòng và bắt đầu đếm, với tấm vải trắng lót bên dưới để bất cứ một viên kim cương thô nào rớt xuống sẽ nhìn thấy rõ. Cuối cùng chúng tôi thông báo đã nhận được bao nhiêu viên kim cương”.

Là người đại diện đáng tin cậy của Taylor, Reeves không sợ bị cướp bóc giữa đường đi: Reeves có một giấy căn cước đặc biệt xác định là thành viên của Đệ nhất gia tộc, bảo đảm anh ta qua được bất cứ chốt kiểm soát nào của lực lượng dân quân và cảnh báo không nên “quấy rầy” dưới bất kỳ hình thức nào. Trên đường đi, Reeves không bao giờ rời mắt khỏi những túi kim cương thô nhuốm máu. Reeves nói với tờ The Sunday Telegraph: “Đêm xuống, tôi đặt chúng (những túi kim cương thô) ở túi áo trước ngực và ngủ sấp mặt để không ai có thể lấy được, mặc dù không tên cướp nào dám làm chuyện điên rồ như thế. Bởi vì bọn cướp sẽ bị bắn chết ngay khi mà vệ sĩ trông thấy một sự chuyển động nhỏ nào trong các lùm cây”.

Gợi ý:
Giải thích nội dung và ý nghĩa phim Ma Trận
Glenn L. Martin, giấc mơ vươn cánh từ tuổi thơ
Văn Minh Aegean – tiền thân của thế giới Hy Lạp cổ đại
Bái Hỏa Giáo và văn hóa Ba Tư cổ đại

Trở về thủ đô Monrovia của Liberia, Cindor Reeves trao những túi kim cương lại tận tay cho Charles Taylor: tương tự như cách trao kim cương cho siêu mẫu Naomi Campbell, bởi vì tổng thống thích trao tay vào những giờ rất sớm của buổi sáng. Những viên đá quý được kiểm tra cẩn thận bởi một chuyên gia. Sau đó Taylor cho gọi những thương nhân quốc tế – bao gồm những thành viên của cộng đồng người Liban hoạt động ở khắp châu Phi và những người châu Âu có làm ăn buôn bán ở trong thị trường kim cương ở thành phố cảng Antwerp nước Bỉ. Kim cương máu sau đó được bán và thu về hàng triệu đô la tiền mặt cho Taylor rất nhanh.

Trong một lần, khi bên mua trả bằng ngân phiếu du lịch (traveler’s cheque) 240.000 đô la, nhân viên an ninh của Taylor liền buộc một ngân hàng ở Monrovia quy ra tiền mặt tức thì! Cindor Reeves đã từng có dịp thăm qua những mỏ kim cương do RUF kiểm soát, nơi mà đàn ông, phụ nữ và cả trẻ con bị cưỡng bức làm việc trong những điều kiện hết sức kinh khủng. Reeves nói: “Thật là kinh khủng! Tôi nhìn thấy ba bốn tên lính dùng báng súng đánh đập dã man một thằng bé chỉ vì tội nó dám ngưng làm việc để uống nước! Bọn lính cho rằng thằng nhóc đang cố ăn cắp một viên kim cương nên buộc nó uống thuốc xổ ngay tức thì. Sau khi chứng kiến tận mắt, tôi mới nhận ra sự thật quá đỗi tồi tệ”.

Bất chấp tính mạng bị đe doạ, Reeves sau đó đã bí mật làm việc với các công tố viên của toà án đặc biệt và nghe nói là với cả cơ quan tình báo Anh MI6. Reeves trao cho họ những sổ sách ghi chép về những lần giao dịch đã thực hiện, và bắt đầu thu thập bằng chứng về sự tàn bạo của binh lính dân quân. Hiện nay Reeves là một trong những nguồn thông tin quan trọng cho toà án The Hague, nơi mà chỉ có vài người có đủ can đảm để nói ra sự thật Trong số những người sợ phải ra trước toà án The Hague làm chứng là siêu mẫu Anh Naomi Campbell. Reeves nói: “Anh có thể nhìn thấy nỗi sợ hãi trong đôi mắt cô ấy, bởi vì bây giờ cô ấy đã biết Taylor là ai”. Reeves hết sức ngạc nhiên khi nghe lời khai rằng anh bảo các vệ sĩ trao những viên kim cương cho Campbell vào lúc giữa đêm.

Reeves nói: “Có một điều là Campbell là một siêu mẫu nên người lạ không được phép đến gõ cửa phòng ngủ của cô như thế được. Và Taylor vốn là người thích khoa trương – ông ta muốn đích thân trao kim cương cho Campbell, vì ông ta thích gây ấn tượng cho người khác. Nếu như Campbell không có mặt ở buổi dạ tiệc thì có lẽ Taylor đã trao kim cương cho Nelson Mandela”. Siêu mẫu da đen Naomi Campbell trước đây luôn phủ nhận chuyện mình đã nhận kim cương máu làm quà từ nhà độc tài Charles Taylor.

Người ta cho rằng có những lý do tiềm ẩn khiến Naomi Campbell từ chối đề cập đến câu chuyện kim quan đến Taylor với báo giới. Nếu như Campbell mang một viên kim cương to đùng vào nước Mỹ hay Anh, ắt hẳn cô phải khai báo nó với hải quan sở tại đồng thời phải đóng một khoản lệ phí đáng kể. Nếu không như vậy, Campbell sẽ vi phạm luật xuất-nhập nước khẩu và dính líu đến những vấn đề thuế má. Và, tuỳ thuộc vào thời điểm mà Campbell đi lại cùng với viên kim cương như thế, cô có thể vi phạm những biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc và bị coi là vượt biên trái phép cùng với “những viên kim cương xung đột (máu)”.

Như một công tố viên Mỹ từng xử lý những vụ việc tương tự nói: “Anh không thể mang một viên đá quý to đùng vào một quốc gia khác”. Bởi vì những khoản lệ phí, tiền phạt cũng như những vấn đề khác có thể tương đương hoặc vượt quá giá trị của chính viên đá đó. Nói khác đi, nếu Naomi Campbell thừa nhận đã nhận một viên kim cương từ Charles Taylor có nghĩa là siêu mẫu phải bỏ ra khoản tiền hàng chục ngàn đô la hoặc hơn để có thể sở hữu nó một cách hợp pháp. Dĩ nhiên, cũng có khả năng là trí nhớ của Mia Farrow có vấn đề? Nhưng Farrow rất tin tưởng vào trí nhớ của mình và nói với ABC News: “Đó chắc chắn là chuyện đã xảy ra và tôi tin chắc mình nhớ đúng.

Học tiếng Anh với Lightway:
Độc giả và mục đích khi viết Essay tiếng Anh
Viết bài mô tả biểu đồ bánh, biểu đồ cột, và bảng cho writing task 1
Hướng dẫn viết mô tả biểu đồ đường (line graph) của writing task 1
50 Kỹ Thuật Viết Tiếng Anh

Thử nghĩ xem, anh làm sao có thể quên được câu chuyện khi một bạn gái bảo rằng cô ấy đã nhận được một viên kim cương khổng lồ làm quà tặng ngay vào lúc giữa đêm?” Trong phiên toà thẩm vấn Charles Taylor vào đầu năm nay, công tố viên Brenda Hollis nói rằng, viên kim cương mà nhà độc tài tặng cho Campbell là một phần trong những thứ quý giá bí mật khác được ông ta bán hay trao đổi trong chuyến viếng thăm đến Nam Phi để tìm nguồn cung cấp vũ khí nuôi dưỡng chiến tranh. Naomi Campbell đã hất đổ camera và tránh né một cuộc phỏng vấn của ABC News trong tháng 4 năm nay khi người ta đặt câu hỏi liệu siêu mẫu có nhận viên kim cương thô từ tay cựu tổng thống Liberia Charles Taylor cách đây 13 năm hay không.

Nhưng hiện nay Campbell buộc phải ra làm chứng trước phiên tòa xét xử tội ác chiến tranh của Taylor ở The Hague. Nữ diễn viên điện ảnh Mia Farrow, vợ cũ của đạo diễn nổi tiếng Woody Allen, là người đầu tiên đề cập đến sự liên quan giữa Naomi Campbell và chuyện “viên kim cương máu” với hãng thông tấn Mỹ ABC. Campbell, Mia Farrow, Quincy Jones và Taylor nằm trong số những vị khách mời tại bữa ăn tối làm từ thiên năm 1997 do Nelson Mandela tổ chức. Sau bữa điểm tâm sáng hôm sau, Mia Farrow nói cô nghe thấy Campbell giải thích rằng những người trung gian của Taylor xuất hiện trước cửa phòng ngủ của siêu mẫu trong đêm khuya và chuyển giao viên kim cương. Một vài nhân vật liên quan đến phiên tòa The Hague cho biết, trong số hàng trăm nhân chúng tiềm tàng được yêu cầu làm chúng chống lại Taylor – tất cả đều được bảo Số đảm an toàn và một số người được làm chúng qua hệ thống video hay từ trong những phòng kề cận – chỉ có mỗi một người là không thể xuất hiện trước phiên toà do đã chết đột ngột vì bệnh phổi tắc nghẽn. Người phát ngôn của Tòa án tội ác chiến tranh Sierra Leone cũng nói ông “không biết bất cứ người nào” từ chối làm chứng. Một số người sẽ làm chứng về tay chân bị chặt đứt của họ, về cảnh bất lực chứng kiến người thân bị thảm sát ngay trước mắt hay về những vụ hiếp dâm tập thể.

(Tổng hợp)

5/5 - (2 votes)
CHIA SẺ

Về Chuyên trang Kiến Thức

Chuyên trang Kiến Thức sưu tầm và chia sẻ các bài viết giúp ta hiểu hơn về nhiều lĩnh vực mà ad cảm thấy chúng hữu ích và giá trị.

Hy vọng chuyên trang cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích.

SÁCH MỚI CẬP NHẬT