Trần Trọng Trí
Nhiều nhà nghiên cứu âm nhạc cổ truyền vẫn chưa khẳng định được đờn ca tài tử Nam Bộ ra đời từ lúc nào. Chỉ biết rằng giữa thế kỷ 19, phong trào đờn ca cổ nhạc được quần chúng ái mộ nổi lên rầm rộ. Thậm chí, rạp hát bóng Casino của Thầy Hộ sau chợ Mỹ Tho muốn thu hút khán giả phải rước cho được Ban Tài tử Tự Triều (Tống Văn Triều) ở Cái Thia đến đờn ca trước khi khởi chiếu phim ảnh.
Thời điểm này, kịch nói còn quá mới mẻ, lại mang tính phương Tây, không hấp dẫn khán giả lao động bình dân. Còn hát bội không lôi cuốn được lớp trẻ, bởi những quy tắc khắt khe của bộ môn tuồng cổ với nhiều tiếng Hán mà giới trẻ không hiểu nghĩa, thêm tính chậm chạp ước lệ của nó. Do vậy, đờn ca tài tử nghiễm nhiên trở thành phong trào văn nghệ quần chúng.
Danh xưng “tài tử” có nghĩa người có đủ tài đức và có trình độ văn học, thuộc tầng lớp phong lưu mà các tác giả thường dùng sóng đôi với giai nhân. Điển hình như Nguyễn Du, qua Truyện Kiều, đã viết: “Dập dìu tài tử giai nhân” (câu 47). Vì vậy, những người chuyên viết cổ nhạc, dù thuộc hạng nghiệp dư, cũng đều được dẫn gian phong tặng là “Tài tử”. Điều này cho thấy, đờn ca tài tử hàm chứa cả nhạc truyền thống dân gian lẫn bác học.
Nhạc tài tử được định hình trên cơ sở phát từ nhạc lễ cổ truyền – nhạc chủ đạo lúc bấy giờ – và dân ca, tức ca ngâm theo lối khẩu chiếm. Rồi được một số tác giả dân gian dựa theo những “lòng bản” truyền thống để soạn thành lời, gọi là “bản” hoặc là “lớp”, ký âm bằng những tiếng qui ước như: hò, xừ, xang, xê, cống, liu (nhạc theo âm vực của tiếng đờn) ngâm nga theo giọng chính là hơi Bắc, hơi Nam và hơi Oán. Qua đó, các nhạc sĩ nhấn nhá, luyến láy nhằm biến “âm chính” thành “âm già”, tạo nên hệ ngôn ngữ âm nhạc thính phòng phù hợp lối chơi tao nhã của những người nặng tình tri âm, tri kỷ, “rất tài tử”. Từ đó, tiếng đờn của âm nhạc tài tử Nam Bộ gắn bó với hồn thiêng sông núi, đậm đà bản sắc dân tộc, mang giai điệu quê hương, nên đờn ca tài tử mang tính nhân văn của vùng sông nước phương Nam đặc trưng, khó nơi nào có được.
Vào những năm đầu thế kỷ này, đờn ca tài tử phổ biến khá rộng ở miền Nam, từ Đồng Nai, Bình Dương xuống tận Gò Công, Mỹ Tho… lan rộng đến Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Rạch Giá… nơi đâu, ta cũng thấy vang lên giọng hát, tiếng đàn, nơi đâu cũng có những nhạc sĩ tài hoa với những ngón đàn điêu luyện, mang dòng nhạc phong phú, giàu bản sắc dân tộc của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Văn Hóa Việt Nam:
36 câu nói của người xưa trong bộ tranh Oger
Bòng bong che nắng, mã-tà tiên phong
Bớ… thằng giặc Tề… nghĩa là gì?
Trần Trọng Kim (Lệ Thần) và di sản của một học giả tiên phong
Đờn ca tài tử một cách đơn điệu 1 vụng về, lâu ngày cũng phải tiến lên… nên anh em tự cải cách biểu diễn vài động tác ngượng nghịu gọi là “ca ra bộ”. Đầu tiên, nhóm tài tử ở Sa Đéc th mở đường cho phong trào cải cách đờn ca tài tử. Các ban tài tử vùng sông nước Cửu Long từ năm 1910, chắc người ta còn nhớ: Ban Kinh lịch Quờn ở Vĩnh Long, Ban Tư Triều ở Cái Thia, ban Bảy Triều ở Vĩnh Kim, Mỹ Tho (nay là Tiền Giang), Ban Ái Nghĩa ở Phong Điền (Cần Thơ), ban Bảy Đồng ở Sa Đéc, Ban Ba Chột ở Bạc Liêu…
Kinh lịch Trần Quang Quờn, trưởng ban tài tử đất Vĩnh Long có vợ là người làng Tân Dương (Sa Đéc), nên thường qua lại trong những dịp hội hè, đình đám và thăm viếng gia đình bên vợ. Mỗi lần qua Sa Đéc, ông thường đến với nhóm tài tử “Sa Đéc Amis” do ông là bạn thân của André Lê Văn Thận. Do đó, khi Sa Đéc phát động phong trào “ca ra bộ” thì thời gian sau, Vĩnh Long cũng làm theo. Môn “ca ra bộ” tuy Vĩnh Long có muộn hơn Sa Đéc nhưng đưa lên thi thố trước đông đảo khán giả tại nơi công cộng để lấy tiền, trước hết là ở Vĩnh Long. Hai nhân vật “tai to, mặt bự” tổ chức buổi hát lạc quyên “quốc trái”, mệnh danh “Rồng Nam phun bạc diệt Đức tặc” tại Vĩnh Long vào tháng 9.1926 là Thầy Phó Mười Hai (tức ông Tống Hữu Định và Kinh lịch Trần Quang Quờn (công chức thời Pháp).
Qua thế chiến thứ nhất, nhà nước Lang Sa cần tiền, đã dùng đủ mọi cách bắt dân mua trải” để “mẫu quốc” có tiền quốc 66 đối đầu với Đức. Đây là dụng ý dùng hình thức “ca ra bộ chiêu dụ khán giả nhằm ý đồ phục vụ chính trị của Tổng Hữu Định và Trần Quang Quờn. Song qua quá trình biểu diễn, chưa thấy có diễn xuất. Đến năm 1915, ông Tống Hữu Định (Vĩnh Long, quy tụ anh em tài tử rồi cho 3 người thủ vai Bùi Ông, Bùi Kiệm và Nguyệt Nga đứng lên bộ ván ngựa vừa ca vừa ra điệu bộ, được khán giả nhiệt tình tán thưởng. Thế là “ca tài tử tiến thêm một bước: nhờ vào điệu bộ diễn xuất linh hoạt gọi “ca ra bộ” mà bài “Bùi Kiệm-Nguyệt Nga” rất hấp dẫn, được coi là bài ca gốc của giai đoạn chuyển tiếp từ Đờn ca tài tử đến ca có diễn xuất, để rồi sau đó 2 năm, tức năm 1917, ca nhạc cải lương trên sân khấu có phông, màn cánh gà, tranh ảnh, y quang… ra đời và phát triển liên tục đến nay.
Yếu tố quan trọng nhằm phát triển nghệ thuật đờn ca tài tử là cách trình diễn của mỗi ban nhạc. Người có khả năng vượt trội trong nhóm được phong là đàn chánh, coi như nhạc trưởng, trách nhiệm giữ song loan để điều khiển. Các tay đàn phụ phải đàn theo, nghĩa là đàn chánh muốn mở ra hay thúc vào thì đàn phụ phải đàn theo cho ăn khớp. Nếu ban nhạc có nhiều nhạc cụ: tranh-cò-kim-sến, ghi-ta lõm, vi ô-lông… thì người ta thường kết hợp sắp xếp bộ ba: tranh-cò-kim thành nhóm; ghi-ta, vi-ô-lông, sến, thành một nhóm. Sắp xếp như thế là có dụng ý tiếng tơ và tiếng đồng hoà hợp giao duyên với nhau. Chung nhất, lúc hoà tấu, phải có lúc khoan, lúc nhặt. Tiếng đàn này nhỏ thì tiếng đàn kia nâng lên cho tiếng nhạc xoắn xuýt, hòa quyện vào nhau, có lúc như đuổi bắt nhau, khi nhanh khi chậm, lúc vui lúc buồn, tạo vẻ đẹp của lời ca. Nhìn chung, đờn ca tài tử không còn chỉ khu biệt trong phạm vi nội địa mà những âm thanh réo rắt, thiết tha đã vút cao bay xa đến nhiều nước trên thế giới, trở thành một di sản nghệ thuật phi vật thể, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc Việt *