Bốn danh nhân đào mộ trong thời cổ đại Trung Quốc

dao mo trung quoc
dao mo trung quoc
4 views
11 phút đọc
Nội dung

Nguyễn Thành Tuệ

Ngũ Tử Tư đào mộ để báo thù nhà

Ngũ Tử Tư người nước Sở, là nhà quân sự, nhà mưu lược kiệt xuất thời cổ đại Trung Quốc.

Phụ thân của ông là Ngũ Xa, chức quan “Thái phó”, chuyên phụ đạo cho thái tử Kiến của Sở Bình vương. Đối với thái tử, Ngũ Xa luôn giữ lòng trung trong sáng. Ngũ Tử Tư còn có một người anh ruột tên là Ngũ Thượng, hai anh em cùng sống với cha ở trong triều.

Phụ đạo cho thái tử Kiến còn có một quan Thái phó khác tên là Phí Vô Kị, một người rất xảo trá.

Có một lần Sở Bình vương lệnh cho Phí Vô Kị đến nước Tần để đón dâu, đó là nàng Mạnh Doanh, vợ chưa cưới của thái tử Kiến. Khi Phí Vô Kị nhìn thấy cô dâu đẹp như tiên, liền nghĩ ngay đây là một cơ hội tốt để lấy lòng Sở Bình vương. Sở vương là người quá háo sắc, nên thường quên cả luân thường đạo lí. Phí Vô Kị về tâu với Sở Bình vương nên giữ Mạnh Doanh lại, và kiếm cho thái tử Kiển một người khác. Sở vương không cần suy nghĩ nhiều, bèn đồng ý ngay. Đúng như “kịch bản” của Phí Vô Kị, về sau Mạnh Doanh trở thành sủng phi của Sở Bình vương.

Tạo hình nhân vật Ngủ Tử Tư trong phim Đông Chu Liệt Quốc
Tạo hình nhân vật Ngủ Tử Tư trong phim Đông Chu Liệt Quốc

Sau đó, Sở Bình vương không giao việc phụ đạo thái tử Kiến cho Phí Vô Kị nữa, mà cất nhắc Phí làm một chức quan bên cạnh mình. Nhưng Phí lo, nếu sau này Sở Bình vương chết, thái tử Kiến kế vị, thì Phí sẽ khó thoát thân. Do đó, Phí thường nói xấu thái tử Kiến trước mặt Sở Bình vương. Sở Bình vương vốn không sủng ái mẹ đẻ của thái tử Kiến, nên sau nhiều lần nghe Phí nói, Bình vương bèn xa dần con đẻ của mình là thái tử Kiến. Không lâu sau đó, Sở Bình vương lệnh cho thái tử Kiến đưa quân đến phòng vệ biên giới, cả gia đình Ngũ Xa đều đi theo.

Phí Vô Kị vẫn không ngừng nói xấu thái tử Kiến trước mặt Sở Bình Vương, y nói: “Trong lòng thái tử Kiến đã có oán hận mà đưa quân ra ngoài, giao thiệp rộng với các chư hầu, chắc rồi sẽ đưa quân quay về đánh, đại vương cũng nên đề phòng”.

Sở Bình vương tin là thật, phái người đi gọi Ngũ Xa về để truy hỏi. Ngũ Xa nói thẳng: “Tại sao đại vương lại tin vào lời xúi dục của kẻ tiểu nhân mà xa lánh người con ruột thịt của mình?”.

Phí Vô Kị lại xúi giục Sở Bình Vương cần phải trừng trị kịp thời những kẻ “phản bội”.

Một con người hồ đồ như Sở Bình vương quả nhiên nghe lời dèm pha của kẻ bất nhân, lập tức cho bắt Ngũ Xa bỏ tù và phái người đi bắt thái tử Kiến.

Thái tử Kiến nghe tin, liền chạy sang nước Tống. Phí Vô Kị khuyên Sở Bình vương nên trừ diệt tận gốc, giết luôn 3 cha con Ngũ Xa. Theo “kịch bản” của Phí Vô Kị, Sở Bình vương phái người đi lừa Ngũ Tử Tư và người anh là Vũ Thượng. Người này nói: “Nếu hai anh em chịu trở về Kinh thì vua sẽ tha cho người cha, nếu không trở về thì người cha sẽ lập tức bị giết”.

Ngũ Thượng rất thương cha, liền thu xếp về Kinh, nhưng Ngũ Tử Tư đã thấy rõ mưu ma chước quỷ của Bình vương, liền can ngăn: “Đây là một trò bịp, nếu chúng ta trở về thì 3 cha con sẽ bị giết, chi bằng chúng ta chạy sang nước khác, tạo cơ hội về trả thù cho cha”.

Nhưng Ngũ Thượng vẫn trở về. Khi vừa về Kinh, lập tức ỗng bị giết cùng với cha.

Ngũ Tử Tư nghe tin rất thương cha và anh, nhưng đành phải rời nước Sở; ban đầu chạy sang nước Tống, trải qua muôn vàn gian khổ sau đó mới đến được nước Ngô. Phải mấy năm sau, mới được Ngô vương Hạp Lư trọng dụng làm đại phu nước Ngô. Ngũ Tử Tư tiến cử Tôn Vũ (tức Tôn Tử) với Ngô vương, và mấy năm sau Tốn Vũ trở thành Ngô quốc tướng lĩnh. Thời gian này, ở nước Sở thì Bình vương đã chết, người con của Bình vương và Mạnh Doanh tên là Chẩn kế vị, đó là Sở Chiêu vương. Năm 506 trước Công Nguyên, Ngô vương đồng ý với kiến nghị của Ngũ Tử Tư, điều động toàn quân dưới quyền chỉ huy của Tôn Vũ, liên minh với nước Đường và nước Thái, công phá thành Sinh, đô thành của nước Sở. Lúc này thì Ngũ Tử Tư có cơ hội báo thù cho cha và anh mình.

Trở về nước Sở, Ngũ Tử Tư đưa quân đi lùng bắt Sở Chiêu vương, nhưng Chiêu vương đã trốn thoát khỏi thành đô. Khó khăn lắm mới tìm được mộ Sở Bình vương, bởi trước khi xây lăng, Sở Bình vương đề phòng người khác biết địa điểm lăng mộ nên đã ra lệnh giết toàn bộ những người xây lăng. Khi đó, có một ông già xây lăng thoát chết trong vụ này đã chỉ địa điểm lăng mộ Sở Bình vương cho Ngũ Tử Tư. Ngũ Tử Tư sai quân đào mộ lên, đưa thi hài Sở Bình vương ra ngoài, tự tay ông quất lên thi thể Sở Bình vương 300 roi rồi mới ngừng.

Sự việc nêu trên, “Sử ký” của Tư Mã Thiên cũng có ghi. Về sau có điển cố “Ngũ Viên quất thi thể”, chỉ sự căm thù cao độ, trút hết căm phẫn ra ngoài.

Hạng Vũ đào mộ Tần Thủy Hoàng vì “quốc hận”

Nếu Ngũ Tử Tư đào mộ Sở Bình vương là để báo thù nhà, thì gần 300 năm sau đó, Hạng Vũ đào mộ Tần Thủy hoàng, được ông tự cho là “vì quốc hận”. Trong quyển “3 ngôi lăng của để vương TQ dưới con mắt của kẻ đào mộ” có ghi: Tần Thủy hoàng là hoàng để số một trong lịch sử TQ, lăng Tần Thủy hoàng là lăng số một của TQ người dám “ra tay” với ngôi mộ này chỉ có Hạng Vũ.

Hạng Vũ là người đồng hương với Ngũ Tử Tư, đều là người Túc Thiên, thuộc tỉnh Giang Tô ngày nay. Tuy Hạng Vũ ra đời sau Ngũ Tử Tư gần 300 năm, nhưng hai nhân vật này đều được người đương thời gọi là “ Bá vương Tây Thục”.

Hạng Vũ rất hận Tần Thủy hoàng, vì vị hoàng đế này trong thời kỳ tại vị đã thực hiện chính sách thống trị hà khắc. Chỉ riêng việc xây lăng mộ cho hoàng đế đã điều động đến trên 70 vạn phạm nhân, trước sau kéo dài đến 37 năm.

Năm 209 trước Công Nguyên, đã nổ ra cuộc khởi nghĩa nông dân quy mô lớn do Trần Thắng, Ngô Quảng lãnh đạo. Do tình hình bất ổn, nên sau khi Tần Thủy hoàng qua đời vào năm 210 TCN, lăng Tần Thủy hoàng phải vội vàng hoàn thành, do đó ngôi lăng này đã trở thành “đầu hổ đuôi rắn”.

Diễn viên Hà Nhuận Đông thủ vai Hạng Vũ trong phim Hán Sở Tranh Hùng

Về việc Hạng Vũ đào Tần lăng, nhà lịch sử đời Tây Hán là Ban Cố trong “Hán thư” ghi như sau: “Hàng ngàn hàng vạn người đã ào ào đi xuống lăng. Hạng Vũ thiêu đốt cung thất, mọi người đào bới; những con dê bị thả rông cũng vào lăng mộ, cũng đào bới; những người chăn nuôi dùng lửa vương là để báo thù nhà, thì gần 300 năm sau đó, Hạng Vũ đào mộ Tần Thủy hoàng, được ông tự cho là “vì quốc hận”. Trong quyển “3 ngôi lăng của để vương TQ dưới con mắt của kẻ đào mộ” có ghi: Tần Thủy hoàng là hoàng để số một trong lịch sử TQ, lăng Tần Thủy hoàng là lăng số một của TQ người dám “ra tay” với ngôi mộ này chỉ có Hạng Vũ.

Hạng Vũ là người đồng hương với Ngũ Tử Tư, đều là người Túc Thiên, thuộc tỉnh Giang Tô ngày nay. Tuy Hạng Vũ ra đời sau Ngũ Tử Tư gần 300 năm, nhưng hai nhân vật này đều được người đương thời gọi là “ Bá vương Tây Thục”.

Hạng Vũ rất hận Tần Thủy hoàng, vì vị hoàng đế này trong thời kỳ tại vị đã thực hiện chính sách thống trị hà khắc. Chỉ riêng việc xây lăng mộ cho hoàng đế đã điều động đến trên 70 vạn phạm nhân, trước sau kéo dài đến 37 năm.

Năm 209 trước Công Nguyên, đã nổ ra cuộc khởi nghĩa nông dân quy mô lớn do Trần Thắng, Ngô Quảng lãnh đạo. Do tình hình bất ổn, nên sau khi Tần Thủy hoàng qua đời vào năm 210 TCN, lăng Tần Thủy hoàng phải vội vàng hoàn thành, do đó ngôi lăng này đã trở thành “đầu hổ đuôi rắn”.

Về việc Hạng Vũ đào Tần lăng, nhà lịch sử đời Tây Hán là Ban Cố trong “Hán thư” ghi như sau: “Hàng ngàn hàng vạn người đã ào ào đi xuống lăng. Hạng Vũ thiêu đốt cung thất, mọi người đào bới; những con dê bị thả rông cũng vào lăng mộ, cũng đào bới; những người chăn nuôi dùng lửa đuổi dê, không may đốt cháy quan tài.Từ xưa đến nay, chưa có ngôi lăng nào bị nạn như lăng Tần Thủy hoàng. Qua nhiều năm, lăng Tần Thủy hoàng luôn bị tai họa do Hạng Vũ và những người chăn nuôi gây ra. Thật là đau xót!”. Nhà văn, nhà địa lý thời Bắc Ngụy, trong tác phẩm “Thủy kinh chứ” cũng nêu cụ thể: “Hạng Vũ dùng đến 30 vạn người, đào bới lăng Tần Thủy hoàng suốt 30 ngày; những người chăn dê đốt lửa tìm dê đã gây ra hỏa hoạn trong lăng mộ kéo dài suốt 90 ngày vẫn chưa dứt”.

Trong “Sử ký”, Tư Mã Thiên ghi: “Lưu Bang xem việc Hạng Vũ đào mộ Tần Thủy hoàng là một tội lớn”. Lưu Bang dựa vào đó để động viên binh sĩ công phạt Hạng Vũ.

Đến nay, lăng Tần Thủy hoàng vẫn là một ngôi lăng đầy bí ẩn, chưa được TQ khai quật, chỉ sau khi có điều kiện khai quật hết thì mới rõ sự thật.

Tào Tháo đào mộ nuôi quân

Trong số những vua quan TQ đào mộ, Tào Tháo được xem là người đào mộ chuyên nghiệp nhất. Sử sách Trung Quốc ghi Tào Tháo lập “Văn phòng đào mộ”, “Tướng trung lang đào mộ”, “Hiệu úy tìm vàng” chuyên nghiên cứu và thực hiện đào mộ.

Trong thời kỳ đầu chiến tranh, quân lương thiếu thốn, Tào Tháo nghĩ cách tổ chức đào mộ, tìm vàng bạc châu báu để bù đắp quân lương. Tào Tháo nhằm vào những lăng mộ có lượng bồi táng (của cải chôn theo) nhiều và quý để đào lấy của; chủ trương đánh đến đâu đào mộ đến đó.

Mục tiêu của Tào Tháo là nhằm vào khu lăng mộ nổi tiếng nhất là vương lăng Mang Đăng sơn, đây là lăng của Lương Hiếu vương triều Hán Lưu Vũ và phu nhân của ông. Ngôi lăng này có cấu trúc phức tạp và quy mô rất lớn, gấp 4 lần “Thập tam lăng” ở Bắc Kinh.

Lưu Vũ là cháu nội của Hán Cao tổ Lưu Bang, con của Hán Văn đế Lưu Hằng, em ruột của Hán Cảnh đế Lưu Khải. Lưu Vũ chết trong thời kỳ thịnh vượng “Văn Cảnh chi trị” của triều Hán, của cải phong phú, nên mức độ bồi táng rất phong hậu.

Tạo hình Tào Tháo trong phim Tân Tam Quốc Diễn Nghĩa

Theo trắc lượng của khảo cổ hiện đại Trung Quốc, thể tích của khu lăng này là 1.367m3, vượt cả quy chế lăng hoàng đế. Với không gian lớn như vậy, số lượng bồi táng là rất lớn. Trong sử sách TQ có ghi, trong quá trình đào mộ, khi ngôi lăng mở ra thì Tào Tháo đến tận nơi chỉ huy lấy của. Trong “Thủy kinh chú sớ” ghi, Tào Tháo đưa quân đào mộ Lương Hiếu vương, sau khi phá quan tài, đã thu được mấy vạn cân vàng. Tào Tháo chỉ dựa vào của cải trong ngôi lăng này cũng đủ nuôi quân lính và tướng sĩ trong 3 năm.

Điều mà các chuyên gia khảo cổ Trung Quốc đến nay vẫn chưa hiểu hết, là mộ đạo của ngôi lăng nêu trên đều dùng đá lớn bịt kín, mà sao trong điều kiện kỹ thuật thời đó Tào Tháo lại có thể phá được.

Hành động đào mộ của Tào Tháo, dù nhằm mục đích nuôi quân, nhưng cũng là một tội trạng. Viên Thiệu cũng dựa vào sai lầm đó để nắm lấy bím tóc Tào Tháo và hộ đánh.

Càn Long – người đào mộ có quyền lực cao nhất

Trong những người đào mộ từ cổ chí kim ở Trung Quốc, vua Càn Long được xem là người đào mộ có quyền lục cao nhất.

Càn Long nhắm đến khu mộ “Thập tam lăng” của triều Minh. Đây là khu mộ tọa lạc ở Thiên Thọ sơn, ở phía Tây Bắc ngoại thành Bắc Kinh, được xây dựng trong thời gian khoảng 230 năm, cho 13 hoàng đế, 23 hoàng hậu, 2 thái tử và trên 30 phi tần tuẫn táng.

Khi điều người vào “Thập tam lăng” để đào mộ, Càn Long nói để “tu bổ Minh hoàng lăng”, nhưng theo sử sách Trung Quốc sau đó ghi chép, thì không như vậy. Mục đích của việc “tu bổ” khu mộ này có xuất xứ từ quan niệm phong thủy, Càn Long qua sự kiện “tu bổ” này để lấy nhiều vật liệu quý, đặc biệt là các trụ lớn bằng gỗ nam mộc (nanmu) để xây lăng mộ cho ông về sau.

Tranh chân dung vua Càn Long của một họa sĩ phương tây

Sử sách Trung Quốc ghi chép, tu sửa Thập tam lăng không đúng quy chế, có những công trình lăng bị dỡ ra và thu nhỏ lại. Trong “Đại Minh hội điển” ghi: “Ân điện có 7 gian, tả hữu mỗi bên có 9 gian, Ân môn có 5 gian. Nhưng sau khi Càn Long tu sửa, Ấn Điện còn 5 gian, Ân môn còn 3 gian, hệ thống trụ cũng không còn đủ như trước. Trong dân gian hồi đó lưu truyền chuyện “Càn Long đào mộ”, nói: Trong quá trình Càn Long “tu sửa” Thập tam lăng, khi thấy Ân điện ở Trường lăng của Minh Thành tổ có những cột gỗ nam mộc rất lớn, bèn nảy sinh ý định dỡ bỏ Ân điện để lấy gỗ; qua lời khuyên của các quân sự thì Càn Long mới bỏ ý định này. Nhưng sau đó, Càn Long lại chuyển sang dỡ bỏ đại điện của Vĩnh lăng cũng để lấy gỗ nam mộc về xây Dụ lăng cho ông. Vĩnh lăng là lăng của Thế Tông Chu Hậu Tức, đời vua thứ 11 triều Minh. Ngôi lăng này động thổ vào năm Gia Tịnh 15 (1356), xây dựng mất 10 năm, quy mô chỉ đứng sau Trường lăng.

Từ những nămThuận Trị, triều Thanh đều có tập quán “đạo” mộ để lấy vật liệu quý xây cung điện. Khang Hy, Ung Chính cũng từng làm việc này nhưng không bằng Càn Long.

Vua Càn Long là con thứ tư của Ung Chính. Sau khi Ung Chính qua đời, Càn Long kế thừa ngôi báu, lấy niên hiệu là Càn Long, trở thành hoàng đế thứ 6 của triều Thanh. Càn Long tại vị 60 năm (1736-1796), cộng thêm 3 nằm làm Thái thượng hoàng, hưởng thọ 89 tuổi. So với các hoàng đế trong lịch sử phong kiến Trung Quốc thì Càn Long là hoàng đế tại vị thời gian dài nhất, tuổi thọ cao nhất. Sử sách Trung Quốc có chép, từ năm Càn Long thứ 50 đến 52, bắt đầu thực hiện việc “tu bổ” khu mộ Thập Tam lăng với quy mô lớn.

(Tổng hợp)

5/5 - (4 votes)

Về Chuyên trang Lịch Sử & Văn Minh

Bài viết trong chuyên mục này được sưu tầm từ các trang uy tín về cùng chủ đề, hoặc do ad tự biên soạn, biên dịch để chia sẻ với mọi người, vì lịch sử và văn minh là chủ đề mà ad rất yêu thích.

Hy vọng chuyên trang cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích. Các bạn có thể ủng hộ trang bằng cách kích quảng cáo.