Jack tar nghĩa là gì?

6 views

Jack tar là tên chung để gọi thủy thủ của Hải quân Hoàng gia Anh.

Từ này được dùng phổ biến nhất trong thời kỳ Đế quốc Anh bành trướng, thời mà “người Anh thống trị các ngọn thủy triều”. Jack tar thường được dùng để gọi những thủy thủ dưới cấp tá.

Nguồn gốc từ Jack tar

Cái tên Jack tar bắt đầu được dùng cho thủy thủ Anh vào khoảng cuối thế kỷ 18. Nguồn sớm nhất còn tra được trong văn bản là từ cuốn The Female Tatler, một tạp chí có tuổi đời ngắn ngủi từ 1701 đến 1710. Số tháng Tám 1709 mô tả một hạm đội ăn mặc sặc sỡ như sau:

…his Grace and my Lady Dutchess, Jack Tar, and Mrs. Top-gallant-Sail, with every Coffee-Man, and his Wife.

Công tước Jack Tar, và nữ công tước Top-gallan-Sail, cùng với mọi Coffee-Man, và vợ chúng.

Nguồn gốc từ Jack tar dường như có từ đó. Trước tiên, ta hãy xét thử từ Jack.

Ở Anh, kể từ thế kỷ 14, “Jack” đồng nghĩa với “dân đen”, tương tự từ “Jock” ở Scotland. Chẳng hạn trong bài thơ Confessio Amantis in năm 1390 có đoạn:

Therwhile he hath his fulle packe,
They seie, ‘A good felawe is Jacke’.

Mỗi khi nói tới một người nào đó không rõ danh tính, người ta luôn dùng cái tên Jack.

Ta có một vài ví dụ:

Jack of all trades – Bọn lái buôn
Jack the giant killer – Gã giết người không lồ
Jack in the box – Gã ở trong cái hộp
Jack Robinson – Một gã tên Robinson
Jack the lad – Thằng nhãi con

Thủy thủ là tên gọi chung của những người đi biển. Người ta cũng dùng từ Jack để gọi, và thêm vào đuôi Tar để chỉ cánh buồm.

Tar nghĩa là nhựa đường. Những con tàu đi biển thế kỷ 18 thường quét nhựa đường lên nhiều bộ phận như dây thừng, boong tàu, sàn tàu để chống thấm. Chiến hạm HMS Victory của Nelson neo ngoài cảng Portsmouth Dockyard vẫn còn nồng nặc mùi nhựa đường dù không còn được sử dụng từ nhiều năm nay.

Tay chân quần áo của thủy thủ lúc nào cũng dính đầy nhựa đường, nên không khó hiểu khi người ta gọi họ là tar.

5/5 - (4 votes)

Lightway nhận được 300đ/1 lượt kích quảng cáo của các bạn, trang trải một phần chi phí duy trí trang web và viết content chia sẻ kiến thức.

Who write this post?

Mình là Kim Lưu, biên dịch viên có hơn 10 năm bươn trải trong nghành. Tiếp xúc với nhiều tài liệu tiếng Anh khiến mình thấy có nhiều thứ cần ghi nhớ và chia sẻ. Nên mình viết blog này.

Hy vọng bạn tìm thấy những điều hữu ích. Cần ttrao đổi về tiếng Anh cứ thoải mái liên hệ zalo 0968017897.

TÀI NGUYÊN HỌC TIẾNG ANH