50 kỹ thuật viết | #6: Tìm tình tiết đắt giá

17 views
ky thuat viet 6

Tiểu thuyết gia Joseph Conrad từng nói về công việc của ông như sau: “Sức mạnh của ngôn từ là làm bạn phải nghe, phải cảm – và trên hết, làm bạn thấy được.” Khi Gene Roberts, một biên tập viên xuất sắc người Mỹ, còn là một phóng viên mới vào nghề tại North Carolina, ông đọc lớn các bài viết cho một biên tập viên khiếm thị nghe, và người này sẽ trách mắng Robert nếu bài viết không làm cho ông thấy được.

Bối cảnh và chi tiết về nhân vật sẽ khơi gợi cảm xúc của độc giả, mang lại cho họ trải nghiệm sống động để họ hiểu được câu chuyện, họ thấy được sự việc. Các cây bút kém thường chỉ thấy những tình tiết hiển nhiên, người đàn ông mân mê tẩu thuốc, người thiếu phụ cắn mong tay. Những tiểu tiết như thế vô thưởng vô phạt – trừ khi người đàn ông kia sắp chết vì ung thư còn người phụ nữ mắc chứng bệnh gì đó.

Trên tờ St. Petersburg, các biên tập viên và chuyên gia về viết bài cảnh báo phóng viên đừng trở lại tòa soạn nếu chưa biết tỉ mỉ sự việc, thậm chí cả tên của con chó nếu cần thiết. Công việc làm báo không chỉ đòi hỏi phóng viên phải biết vận dụng tiểu tiết trong câu chuyện, mà phải luôn gióng mắt lên để nhìn, dỏng tai lên để nghe. Khi Kelly Benham viết bài về con gà trống hung dữ đã tấn công một đứa bé chập chững tập đi, cô không chỉ biết tên con gà đó là Rockadoodle Two, mà còn cả tên của gà bố gà mẹ là Rockadoodle và Henny Penny thọt chân. (Không biết chuyện gà mẹ của con gà trống hung tợn kia thọt chân thì có gì quan trọng không, nhưng đúng là nó bị thọt)

Đọc thêm: 50 kỹ thuật viết tiếng Anh: #3 Cẩn thận khi dùng trạng từ

Trước giờ hành quyết một tên giết người hàng loạt, nhà báo Christopher Scanlan bay đến Utah thăm gia đình một trong những nạn nhân của hắn. Nhiều năm trước, một cô gái trẻ đã bỏ nhà đi và giờ vẫn chưa trở về. Scanlan tìm ra tình tiết để kể câu chuyện về nỗi đau chưa nguôi của gia đình này. Anh để ý thấy họ dán băng keo lên công tắc đèn cạnh cửa trước, tức là cái đèn ấy sẽ không bao giờ tắt được. Đã nhiều năm nay người mẹ luôn để đèn sáng chờ cô con gái trở về.

Mấu chốt trong câu chuyện này đó là: Scanlan thấy một công tắc bị dán băng keo nên hỏi xem tại sao như vậy. Đây là chi tiết đắt giá, anh khai thác được là nhờ biết tò mò chứ không phải sự tưởng tượng.

Trong các bài phóng sự người ta luôn cố gắng tìm kiếm những chi tiết đắt giá như thế. John Carey, một học giả người Anh, trong tập sách Eyewitness to History mô tả những ví dụ kiểu này như sau:

This book is … full of unusual or indecorous or incidental images that imprint themselves scaldingly on the mind’s eye: the ambassador peering down the front of Queen Elizabeth I’s dress and noting the wrinkles … the Tamil looter at the fall of Kuala Lumpur upending a carton of snowy Slazenger tennis balls … Pliny watching people with cushions on their heads against the ash from the volcano; Mary, Queen of Scots, suddenly aged in death, with her pet dog cowering among her skirts and her head held on by one recalcitrant piece of gristle; the starving Irish with their mouths green from their diet of grass.

(Cuốn sách này…chứa đầy những hình ảnh tai nạn, khiếm nhã, kỳ quặc sẽ ăn sâu vào tâm trí người xem: vị đại sứ nhìn chằm chằm vào phía trước bộ váy của Nữ hoàng Elizabeth, không chớp mắt lấy một cái… Tên cướp người Tamil đang rớt từ tòa nhà Kuala Lumpur lật úp một thùng carton đựng bóng tennis hiệu Slazenger… Pliny đang quan sát những người đang gối đầu trên tro của ngọn núi lửa; Mary, Nữ hoàng Scots, bỗng chốc già đi khi qua đời, với con chó cưng ngồi thu lu trong váy bà; những người Ailen chết đói với miệng đang ngậm cỏ.)

5/5 - (2 votes)

Who write this post?

Mình là Kim Lưu, biên dịch viên có hơn 10 năm bươn trải trong nghành. Tiếp xúc với nhiều tài liệu tiếng Anh khiến mình thấy có nhiều thứ cần ghi nhớ và chia sẻ. Nên mình viết blog này.

Hy vọng bạn tìm thấy những điều hữu ích. Cần ttrao đổi về tiếng Anh cứ thoải mái liên hệ zalo 0968017897.

TÀI NGUYÊN HỌC TIẾNG ANH