Lịch Sử và Văn Minh

Đế Chế Thời Kỳ Cuối và sự sụp đổ của La Mã

Đế quốc La Mã thống trị thế giới trong nhiều thế kỷ cuối cùng cũng đến lúc diệt vong, đánh dấu sự bắt đầu của đêm trường Trung Cổ kéo dài 1000 năm tiếp theo.

su sup do cua la ma
56 views

La Mã trở thành đế chế chuyên chế trong thời gian Diocletian trị vì. Giai đoạn cuối cùng trong lịch sử La Mã, từ 284 đến 476, rất thích hợp khi được gọi là đế chế thời kỳ cuối. Với sự lên ngôi của Diocletus năm 284, chính quyền La Mã sau cùng trở thành chế độ chuyên quyền công khai.

Lẽ đương nhiên, chính quyền hợp hiến không gì khác hơn là sự hư cấu trong một khoảng thời gian trước đó, nhưng lúc này tất cả kỳ vọng duy trì nền Cộng hòa bị gạt bỏ sang một bên. Cả trong lý thuyết lẫn thực tế, sự thay đổi là hoàn toàn. Không còn học thuyết nào cho rằng nhà cai trị chỉ là người thừa hành đơn thuần của Viện nguyên lão và nhân dân nữa, lúc này nhà cai trị phải là người nắm quyền hành tối cao trên giả định cho rằng nhân dân phải tuân phục tất cả quyền lực giao phó cho nhà cai trị. Diocletian nhận biểu chương, trang phục của nhà vua cùng nghi thức dành cho một kẻ chuyên quyền ở phương Đông.

Thay cho quân phục đơn giản của Princeps, ông mặc áo choàng bằng lụa màu tía dệt vàng. Ông yêu cầu thần dân phải phủ phục trước chân mình khi nghe ông nói. Khỏi cần phải nói, Viện nguyên lão hoàn toàn không được tham chính.

Viện nguyên lão chưa chính thức được xóa bỏ, nhưng bị giảm xuống thành vị thế của một hội đồng thành phố và một câu lạc bộ xã hội dành cho nhóm tài phiệt.

Lý do chính giải thích những thay đổi chính trị này chắc chắn được tìm thấy trong sự sa sút kinh tế trong thế kỷ thứ 3. Người dân không còn tin vào chính mình, như họ vẫn thường tự tin trong những hoàn cảnh như thế, và sẵn sàng hy sinh mọi quyền lợi của mình cho hy vọng an toàn hão huyền.

Những người kế vị Diocletian

Những người kế vị Diocletian tiếp tục hệ thống chính thể chuyên chế của ông. Nổi tiếng nhất trong số này là Constantine I (306-337), Julian (361-363), và Theodosius I (379-395). Constantine được nhiều người biết đến nhất do ông xây dựng kinh thành mới, gọi là Constantinople, ở ngay vị trí của thành Byzantium thời cổ đại, và tiếp tục chính sách dung hòa tôn giáo đối với các tín đồ Kitô giáo.

Trái với suy nghĩ thông thường, ông không chọn đạo Cơ Đốc làm tôn giáo chính thức của Đế chế, nhiều sắc lệnh khác nhau của ông được ban hành vào năm 313 chỉ ban cho đạo Cơ Đốc một vị thế ngang bằng với các hệ thống thờ cúng ngoại giáo, bằng cách này diệt trừ tận gốc hành động ngược đãi.

Trong thời gian trị vì sau này, ông ban cho các giáo sĩ Cơ Đốc một số đặc quyền và cho con mình được giáo dục theo niềm tin mới, nhưng ông vẫn tiếp tục duy trì hệ thống thờ cúng đế chế. Mặc dù nhiều sử gia trong Giáo hội khẳng định ông như Constantine Đại đế, thái độ thiên vị của ông đối với đạo Cơ Đốc chủ yếu là do động cơ chính trị. Một thế hệ sau khi Constantine chết, Hoàng đế Julian tìm cách kích thích phản ứng ngoại giáo. Ông cũng chịu ảnh hưởng của triết học Plato mới và xem đạo Cơ Đốc như một sản phẩm của tục mê tín Do Thái.

Hoàng đế cuối cùng trong số các hoàng đế ngoại giáo, ông được các sử gia Cơ Đốc gọi là Julian Bội giáo. Nổi bật nhất trong số các nhà cai trị La Mã trong giai đoạn La Mã hấp hối là Theodosius I, mặc dù thảm sát hàng ngàn công dân vô tội, với lời buộc tội không có thực là mưu phản, cũng được biết với danh hiệu “Đại đế”. Ý nghĩa quan trọng trong thời gian ông trị vì là việc ông ban hành sắc lệnh 380 yêu cầu tất cả thần dân phải trở thành tín đồ Kitô giáo chính thống. Một vài năm sau, ông xếp sự gia nhập vào các hệ thống thờ cúng ngoại giáo vào loại hành động phản bội.

Ngưng trệ văn hóa và chấp nhận triết học huyền bí. Từ góc độ thành tựu văn hóa, giai đoạn Đế chế không có nhiều ý nghĩa quan trọng. Cùng với sự thành lập nhà nước chuyên chế và sự xuống cấp tri thức bởi các tôn giáo thế giới khác và huyền bí, tài năng sáng tạo đã bị hủy diệt. Một vài tác phẩm văn hóa ra đời mang đặc điểm quá chú ý đến hình thức và xem nhẹ nội dung.

Thuật tu từ vô ích, giả tạo thay cho việc nghiên cứu tác phẩm Hy-La kinh điển trong nhà trường, trong khi khoa học đã chết hoàn toàn. Ngoài các lời dạy của các giáo sĩ Cơ Đốc ra, vấn đề sẽ đề cập sau này, triết học thịnh hành của thời đại là thuyết Plato Mới. Triết học này, dường như là sự nối tiếp hệ thống của Plato, thật ra chỉ là sản phẩm tự nhiên gồm các giáo điều theo những người theo thuyết Pythagoras mới và Philo Judaeus.

Lời dạy đầu tiên trong số các lời dạy cơ bản trong giáo điều này là thuyết bắt nguồn: vạn vật đang tồn tại đều bắt nguồn từ Chúa trong một chuỗi bắt nguồn liên tục. Giai đoạn đầu tiên trong quá trình là sự bắt nguồn linh hồn-thế giới. Từ linh hồn-thế giới phát sinh Ý nghĩ thần thánh hay các mẫu tinh thần, rồi sau đó là linh hồn của sự vật cụ thể.

Sự bắt nguồn sau cùng là vật chất. Nhưng vật chất không có hình dạng hay tính chất của riêng mình, nên vật chất hoàn toàn không có tinh thần, phần dư còn sót lại sau khi tia sáng tinh thần của Chúa chiếu rọi, sẽ tự thiêu đốt nó. Tiếp theo sau là vật chất bị xem thường như biểu tượng của điều ác và đen tối. Giáo điều quan trọng thứ hai là thuyết huyền bí. Linh hồn con người ban đầu là một phần của Chúa, nhưng linh hồn sẽ bị cách biệt với Người do linh hồn kết hợp với vật chất.

Mục đích cao nhất trong cuộc sống phải là sự kết hợp huyền bí với thần thánh, có thể thực hiện thông qua chiêm niệm và thông qua sự giải phóng linh hồn khỏi sự ràng buộc của vật chất. Con người nên hổ thẹn với việc mình đang có một thể xác hữu hình và nên tìm cách làm cho thể xác khuất phục theo mọi cách có thể. Vấn đề chủ nghĩa khổ hạnh là lời dạy quan trọng thứ ba trong triết lý này.

Thuyết Plato Mới

Người sáng lập thật sự thuyết Plato Mới là Plotinus, sinh ở Ai Cập khoảng năm 200. Trong những năm cuối đời, ông dạy học ở Rome, thu hút nhiều môn đệ trong tầng lớp thượng lưu.

Những người kế nghiệp chính pha trộn triết lý này với nhiều tục mê tín ngày càng kỳ quái hơn, Bất chấp quan điểm phản tri thức và thái độ thờ ơ đối với nhà nước, thuyết Plato Mới thịnh hành ở La Mã trong các thế kỷ 3 và 4 đến mức gần như thay thế hoàn toàn Chủ nghĩa khắc kỷ. Không có thực tế nào có thể thể hiện thuyết phục hơn về mức độ suy tàn xã hội và tri thức mà dân tộc La Mã đã trải qua.

Toàn bộ nền Văn minh La Mã cổ đại:
Khởi đầu của văn minh La Mã cổ đại
Chiến tranh Punic, thảm họa Carthage với đế chế La Mã
La Mã vào cuối thời Cộng Hòa, Caesar và một thời kỳ mới
Hoàng đế Augustus và giai đoạn Chế Độ Nguyên Thủ
Kiến Trúc và Luật pháp La Mã

La Mã Mục Nát Và Suy Tàn

Plotinus

Năm 476 hoàng đế cuối cùng trong số các hoàng đế ở phương Tây, Romulus Augustulus tầm thường, bị phế truất, và một thủ lĩnh man rợ nhận danh hiệu Vua La Mã. Mặc dù sự kiện này thường được chọn để đánh dấu sự kết thúc lịch sử La Mã, nhưng thật ra chỉ là một sự kiện sau cùng trong một quá trình tan rã kéo dài.

Sự sụp đổ của La Mã không diễn ra với sự đột ngột đầy kịch tính, mà kéo dài trong một giai đoạn gần hai thế kỷ. Phần lớn nền văn minh đã chết trước khi Đế chế sụp đổ. Thật vậy, vì tất cả các mục đích thực dụng, văn hóa ngoại giáo La Mã từ giữa thế kỷ 3 trở đi có thể được xem là thời kỳ Đêm trường Trung cổ.

Nguyên nhân suy tàn có thể

Có nhiều tài liệu viết về sự sụp đổ của La Mã nhiều hơn viết về cái chết của bất kỳ nền văn minh nào khác. Nhiều giả thuyết khác nhau được đưa ra để giải thích bi kịch. Giới sử gia đạo đức tìm thấy lời giải thích trong chứng cứ dâm đãng ở Pompeii hay được tiết lộ trong các tác phẩm trào phúng của Juvenal và Martial.

Tuy nhiên họ không nhìn thấy vấn đề gần như tất cả chứng cứ này đều xuất phát từ Principate ban đầu, và trong nhiều thế kỷ tiếp theo sau ngay trước khi Đế chế sụp đổ, hệ thống đạo đức trở nên khổ hạnh nhiều hơn, do ảnh hưởng của các tôn giáo khổ hạnh.

Giới sử gia có khuynh hướng xã hội học quy sự thất bại cho tỷ lệ sinh giảm sút, một yếu tố thường được cho là mang ý nghĩa đáng ngại đối với thế giới đương đại. Nhưng ít có chứng cứ nào cho thấy La Mã được cứu thoát nếu như có dân số đông. Văn minh Athens đạt đỉnh cao vinh quang trong những thế kỷ khi sự gia tăng dân số được hạn chế nghiêm ngặt.

Nguyên nhân thực sự

1) Chủ nghĩa đế quốc. Nếu có một yếu tố cơ bản có tác động nhiều hơn các yếu tố khác trong việc làm cho nền văn minh La Mã sụp đổ thì yếu tố đó chính là chủ nghĩa đế quốc. Gần như tất cả những rắc rối xảy ra ở đất nước này trong một chừng mực nào đó là do sự xâm chiếm của một đế chế hùng mạnh. Chính yếu tố này là nguyên nhân chính tạo ra số quần chúng trong thành phố, tạo ra sự phát triển nạn mua bán nô lệ, tạo ra mâu thuẫn giữa các giai cấp và nạn tham nhũng chính trị tràn lan.

Chính chủ nghĩa đế quốc một phần cũng là nguyên nhân gây ra sự xâm lược của các bộ tộc man rợ, vì sự cạn kiệt tài nguyên của nhà nước trong việc duy trì một cỗ máy quân sự khổng lồ, và dòng chảy các quan niệm xa lạ từ nước ngoài mà người La Mã chưa sẵn sàng tiếp thu. Quan niệm cho rằng La Mã trở thành một dân tộc văn minh do sự xâm lược của nó chắc chắn là một quan niệm sai lầm.

Thay vào đó, chiến thắng liên tục của La Mã làm cho dân số đang thống trị trong nước ngày càng hám lợi và độc đoán hơn. Thật ra La Mã chiếm đoạt phần lớn nền văn hóa thời kỳ Hy Lạp hóa sau khi La Mã xâm chiếm vùng Cận Đông, nhưng các thành phần có giá trị thật sự của nền văn hóa này sau cùng cũng chiếm được bằng cách này hay cách khác thông qua sự phát triển thương mại, trong khi các hậu quả xấu của sự cai trị một lãnh thổ bao la bằng vũ lực lẽ ra phải nên tránh.

2) Suy sụp kinh tế.

Nguyên nhân quan trọng khác, có quan hệ mật thiết với chủ nghĩa đế quốc, cũng đáng được phân tích: nghĩa là, cách mạng trong các điều kiện kinh tế, xã hội lan khắp nước Ý trong các thế kỷ 3 và 4. Cuộc cách mạng này, về cơ bản khác với cuộc cách mạng diễn ra trong các thế kỷ 3 và 2 TCN, có những đặc điểm sau:

a) Sự biến mất của tiền tệ trong lưu thông và trở về kinh tế tự nhiên;

b) Sự sa sút của công nghiệp và thương mại;

c) Sự gia tăng số lượng nông nô và phát triển chế độ phong kiến ngoài vòng luật pháp;

d) Mở rộng quyền kiểm soát của chính quyền đối với một phần lớn hoạt động kinh tế; và

e) Sự chuyển tiếp từ một chế độ bầu cử sang chế độ cha truyền con nối. Nguyên nhân chính của cuộc cách mạng này có vẻ là cán cân thương mại bất lợi mà nước Ý phải gánh chịu trong thương mại với các tỉnh. Để kiểm tra việc thu hồi kim loại quý trong nước, chính quyền, thay vì khuyến khích các nhà sản xuất làm hàng xuất khẩu, thì lại viện vào biện pháp nguy hiểm là phá giá đồng tiền.

Nero bắt đầu thông lệ này, và những người kế vị ông tiếp tục thực hiện chính sách ấy cho đến khi tỷ lệ kim loại cơ bản hơn trong đồng tiền La Mã tăng lên 98,5%. Kết quả chắc chắn xảy ra là sự biến mất đồng tiền trong lưu thông. Thương mại không thể tiến hành được nữa, tiền lương phải chi phí cho lương thực và quần áo, và thu thuế đối với hàng sản xuất ra. Sự khan hiếm tiền dẫn đến sự giảm sút trong sản xuất, cho đến khi chính quyền can thiệp bằng một loạt các sắc lệnh ràng buộc nông dân với ruộng đất và buộc tất cả thị dân phải theo nghề cha. Các chủ đất lớn, lúc này nắm quyền kiểm soát một bộ phận nông nô, nhốt họ trong các thái ấp, bất chấp chính quyền trung ương, và cai trị như các quan hành chính địa phương phong kiến. Người nông dân bên bờ nạn đói đến mức phần lớn trong số họ phải đem bán con mình mới sinh ra để thoát khỏi gánh nặng nuôi dưỡng.

3) Các nguyên nhân khác. Không ai có thể nêu ra bản liệt kê đầy đủ các nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của La Mã. Trong số nhiều nguyên nhân khác có ý nghĩa không quan trọng bằng, như sau:

a) Chính sách đánh thuế bất công, chủ yếu nhắm vào giai cấp canh tác và kinh doanh và làm cho ngành kinh doanh sản xuất thoái chí;

b) Vết nhơ xã hội gắn với công việc, kết quả sự chọn lựa thận trọng của hàng ngàn mối quan hệ khách hàng bị hạ thấp giá trị hơn là lao động hữu dụng;

c) Đất đai bạc màu, một phần do canh tác không khoa học và một phần từ cố gắng của quá nhiều người muốn kiếm sống bằng nghề nông;

d) Bệnh dịch hạch tai họa có nguồn gốc châu Á bùng phát vào năm 166 và 252, dẫn đến kết quả dân số giảm sút đáng kể trên lãnh thổ nước Ý và do đó mở đường cho các cuộc xâm lược của các bộ tộc man rợ.

Cuối cùng trong số các nguyên nhân này phải kể đến vấn đề diện tích đất dọc theo vùng đồng bằng duyên hải bị thu hồi không được canh tác, do sự cạnh tranh ngũ cốc của các tỉnh, bệnh sốt rét hoành hành. Hậu quả của căn bệnh này làm sút giảm sinh lực của dân số Ý không thể đánh giá hết được, nhưng phải nghĩ hậu quả của nó thật khôn lường.

Kiến thức:
Nước Anh thời kỳ Lãng Mạn – Ngông cuồng, mơ mộng và nổi loạn
Học Thuyết Monroe Và Học Thuyết Truman
Tìm hiểu về người Lydia Và Người Phoenician

Di Sản La Mã

So sánh La Mã với thế giới hiện đại. Thật dễ nghĩ rằng thế giới hiện đại nợ rất nhiều từ người La Mã: trước tiên, vì Rome gần với chúng ta hơn về thời gian nếu so với các nền văn minh khác thời cổ đại, và thứ hai, vì Rome có vẻ có mối quan hệ gần với diễn biến trong thời hiện đại. Nhũng điểm tương đồng giữa lịch sử La Mã và lịch sử Anh hay Mỹ trong các thế kỷ 19 và 20 cũng thường được đề cập.

Sự phát triển kinh tế La Mã theo cách cải cách ruộng đất đơn giản cho đến hệ thống đô thị phức tạp với các vấn nạn thất nghiệp, độc quyền, khoảng cách giàu nghèo quá lớn, và khủng hoảng tài chính. Tương tự xã hội La Mã thể hiện hiện tượng ly hôn “của thời hiện đại”, tỷ lệ sinh giảm, và yêu thích trò tiêu khiển thu hút sự chú ý của mọi người. Đế chế La Mã, cũng giống như Đế quốc Anh và Mỹ, được hình thành trên sự xâm lược và quan điểm Thuyết bành trướng do định mệnh. Tuy nhiên cũng không nên quên rằng tinh thần La Mã là tinh thần của con người thời cổ đại, do đó, những điểm tương đồng giữa nền văn minh La Mã và hiện đại không quá quan trọng như chúng có vẻ. Như chúng ta đã đề cập, người La Mã xem thường các hoạt động công nghiệp, và họ ngây thơ trong các vấn đề khoa học đến mức khó tin.

Họ cũng không có một khái niệm nào về nhà nước dân tộc hiện đại, các tỉnh chỉ là phần thêm vào, chứ không phải là bộ phận không thể tách rời của một thực thể chính trị. Sở dĩ có điều này phần lớn là vì người La Mã chưa hề phát triển một hệ thống cai trị đại diện thích hợp. Sau cùng, khái niệm của người La Mã về tôn giáo khác hẳn với quan niệm của chúng ta.

Hệ thống thờ cúng của họ, giống như hệ thống thờ cúng của người Hy Lạp, mang tính chất bên ngoài và máy móc, chứ không phải bên trong hay tinh thần hiểu theo nghĩa bất kỳ. Những gì mà tín đồ Kitô giáo xem là lý tưởng cao nhất – lòng mộ đạo – thái độ yêu mến thần thánh duy cảm – thì người La Mã cho đó là mê tín.

Ảnh hưởng văn minh La Mã

Tuy nhiên, nền văn minh La Mã không phải là không có ảnh hưởng rõ nét đối với các nền văn hóa sau này. Hình thức, nếu không nói là tinh thần, trong kiến trúc La Mã được bảo tồn trong kiến trúc Giáo hội thời Trung cổ và tồn tại cho đến nay trong thiết kế của hầu hết các công thự của chúng ta.

Tượng điêu khắc trong Thời kỳ Augustus vẫn còn tồn tại trong các tượng kỵ sĩ, hình cung và cột trong công trình tưởng niệm, và tượng điêu khắc chân dung chính khách và tướng lĩnh bằng đá trang trí cho các đại lộ và công viên của chúng ta. Mặc dù theo cách hiểu mới, luật pháp của các nhà luật học vĩ đại trở thành một bộ phận quan trọng trong Bộ luật Justinian, do đó được truyền đến cuối thời Trung cổ.

Giới luật sư hiện đại và nhất là các quan tòa Mỹ thường dẫn chứng nhiều câu châm ngôn của Gaius hay Ulpian. Ngoài ra, hệ thống pháp lý của gần như tất cả các nước châu Âu ngày nay đều kết hợp chặt chẽ phần lớn với luật La Mã. Luật pháp này có ảnh hưởng đáng kể trong việc củng cố quyền sở hữu cá nhân về tài sản.

Cũng không nên quên rằng thành tựu văn học La Mã cung cấp phần lớn cảm hứng cho việc phục hồi kiến thức phổ biến khắp châu Âu trong thế kỷ 12 và đạt đỉnh điểm trong Thời kỳ Phục hưng. Có lẽ mọi người không biết đến nhiều như thế là vấn đề tổ chức Giáo hội Cơ Đốc, chưa nói đến phần nghi lễ trong tôn giáo này, đều phỏng theo cấu trúc của nhà nước La Mã và sự phức hợp trong tôn giáo La Mã. Chẳng hạn, Đức giáo hoàng vẫn còn mang danh hiệu Supreme Pontiff (Pontifex Maximus -Trưởng tế tối cao), dùng để gọi quyền bính của hoàng đế như người đứng đầu tôn giáo công dân. Nhưng thành phần quan trọng nhất trong ảnh hưởng La Mã có lẽ là khái niệm về quyền bính tuyệt đối của nhà nước.

Trong đánh giá của gần như tất cả người La Mã, ngoại trừ các triết gia như Cicero và Seneca, thì nhà nước có quyền năng vô hạn về mặt pháp luật. Cho dù người La Mã có ghét cay ghét đắng chế độ chuyên quyền nhiều đến mấy đi nữa, thì thật ra họ chỉ sợ cá nhân sự chuyên chế, chế độ chuyên quyền của Viện nguyên lão như tổ chức có quyền bính tối cao độc lập là điều hoàn toàn thích hợp. Khái niệm này vẫn còn cho đến thời của chúng ta trong nhận thức chung cho rằng nhà nước không làm điều gì sai, và nhất là trong các học thuyết của các triết gia chính trị theo chính thể chuyên chế cho rằng cá nhân không có quyền ngoại trừ những quyền do nhà nước trao cho.

Quan niệm của người La Mã về một đế chế thế giới

Một quan niệm chính trị khác, xuất phát từ người La Mã, có ý nghĩa lâu bền. Đó là quan niệm về đế chế thế giới, do một cá nhân thành lập và duy trì bằng sự tinh thông quân sự và nền văn minh vượt trội. Người La Mã tạm thời kết thúc chế độ độc lập dân tộc đã thịnh hành trong hầu hết giai đoạn lịch sử trước đó ngoại trừ trong khoảng thời gian trị vì ngắn ngủi của các đế chế thời Hy Lạp hóa.

Theo Pax Romana không có dân tộc nào nhỏ hơn thật sự làm chủ được số phận của mình. Tất cả đều là những phần phụ của La Mã, trên lý thuyết nếu không nói là trên thực tế. Họ không chọn số phận này cho chính mình mà chỉ buộc phải chấp nhận số phận ấy vì uy quyền áp đảo của nước láng giềng hùng mạnh. Do đó, Địa Trung Hải, bao gồm hầu hết những gì vào thời ấy là thế giới văn minh phương Tây, trở thành hồ của La Mã. Cũng chính Pax Romana này đã truyền cảm hứng cho Pax Britannica tương tự trong thế kỷ 19.

Kiểm soát một dân số bằng 3/4 dân số thế giới và duy trì một hạm đội hải quân có sức mạnh bằng các lực lượng hải quân của hai cường quốc khác cộng lại, nước Anh định hình số phận của hầu hết thế giới phương Tây. Bằng cách này, nước Anh thành công trong việc ngăn chặn các cuộc chiến lớn và chiếm ưu thế văn hóa và kinh tế.

Cuối thế kỷ 19, nhiều người Mỹ cảm thấy mình bị bùa mê của Pax Romana. Các nhà chính trị và tuyên truyền như Albert J. Beveridge, William Allen White, và Theodore Roosevelt quả quyết sứ mệnh của nhân dân Mỹ là phải trở thành “những nhà tổ chức bậc thầy” của thế giới, thực thi hòa bình, và làm tăng phúc lợi cho con người. Họ nhấn mạnh rằng đất nước của họ đã được thần thánh chỉ định làm “người được ủy thác nền văn minh thế giới”12.

Tòa án, trung tâm dân sự của La Mã cổ đại

Ngoài quảng trường dành cho công chúng ra, Tòa án còn bao gồm các hình cung chiến thắng, đền thờ nguy nga, và công thự. Phần cận cảnh là Đền thờ Saturn. Phía sau là Đền thờ Antoninus và Faustina. Ba cột ở bên phải là những gì còn sót lại của Đền thờ Castor và Pollux, trong phần nền là Hình cung Titus.

4.8/5 - (5 votes)

BÀI LIÊN QUAN

Bạn có bình luận gì không?

Item added to cart.
0 items - 0VND