Lịch Sử và Văn Minh

Khái quát văn minh và lịch sử Do Thái

Trong số tất cả các dân tộc sống ở phương Đông cổ đại, không có dân tộc nào ngoại trừ người Ai Cập, có ý nghĩa quan trọng đối với thế giới hiện đại bằng người Do Thái. Dĩ nhiên, chính người Do Thái, đã cung cấp phần lớn nền tảng hình thành tín ngưỡng…

lich su do thai va jerusalem

Ta là ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của ngươi, đã đưa ngươi ra khỏi Ai Cập, khỏi cảnh nô lệ.
Ngươi không được có thần nào khác đối nghịch với Ta.
Ngươi không được tạc tượng vẽ hình bất cứ vật gì ở trên trời cao cũng như dưới đất thấp, hoặc ở trong nước phía dưới mặt đất để mà thờ.
Ngươi không được phủ phục trong những thứ đó mà phụng thờ: vì Ta, ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của ngươi, là một vị thần ghen tuông. Đối với những kẻ ghét Ta, Ta phạt con cháu đến ba bốn đời vì tội lỗi của cha ông.

Đệ Nhị Luật 5: 6-9

Ý nghĩa quan trọng của nền văn minh Do Thái

Quan niệm của người Do Thái về học thuyết đạo đức và chính trị cũng có ảnh hưởng sâu sắc đối với các dân tộc hiện đại, nhất là trong các dân tộc mang nặng niềm tin Calvin. Mặt khác, điều cần thiết nên nhớ là chính người Do Thái không phát triển văn hóa của mình xa rời mọi việc. Không có dân tộc nào khác có khả năng thoát được ảnh hưởng của các dân tộc sống quanh mình. Do đó, tín ngưỡng Do Thái, hàm chứa nhiều thành phần rõ ràng hoàn toàn phát xuất từ các nguồn Ai Cập và Lưỡng Hà. Bất chấp mọi nỗ lực của các nhà truyền giáo làm trong sạch niềm tin Do Thái với những suy đồi của nước ngoài, phần lớn trong số này vẫn còn giữ nguyên, và sau này được bổ sung thêm một số khác.

Như chúng ta sẽ thấy, luật pháp Do Thái về cơ bản dựa trên nguồn gốc của người Babylon cổ đại, mặc dù có nhiều sửa đổi bổ sung. Triết học Do Thái một phần của người Ai Cập và một phần của người Hy Lạp, trong khi trước khi Sách Job được biên soạn rất lâu, đã có vở kịch Babylon cổ đại mang đặc điểm tương tự. Lẽ đương nhiên, không ai có thể phủ nhận rằng người Do Thái đạt được nhiều thành tựu độc đáo, đồng thời, chúng ta không nên xem nhẹ ảnh hưởng của các nền văn minh xung quanh họ.

Nguồn Gốc Do Thái Và Mối Quan Hệ Với Các Dân Tộc Khác

Đặc điểm đạo đức của người Do Thái

Nguồn gốc của dân tộc Do Thái vẫn là một vấn đề bí ẩn. Chắc chắn họ không phải là một chủng tộc riêng biệt và họ cũng không có những đặc điểm cụ thể đủ để phân biệt họ một cách rõ ràng với các dân tộc khác xung quanh. Người ta cũng chưa biết rõ về nguồn gốc tên gọi của họ. Theo một nguồn giải thích, xuất phát từ Khabiru hoặc Habiru, tên này do kẻ thù của họ nghĩ ra, có nghĩa gần giống như “người xa lạ”, “người bị ruồng bỏ”, hoặc “du mục”1. Theo các nguồn đáng tin cậy khác, từ này liên quan đến từ “Ever” hoặc “Eber”, ám chỉ những người đến từ bên kia sông Euphrates. Cho dù nguồn gốc xuất xứ của từ là gì đi nữa, nhưng có vẻ ban đầu dùng để gọi nhiều dân tộc di cư khác nhau, và sau này chỉ dùng để gọi riêng người Israel.

Sự di cư của người Do Thái

Hầu hết các học giả nhất trí rằng vùng đất quê hương ban đầu của người Do Thái là ở hoang mạc Ả Rập. Tuy nhiên, sự xuất hiện đầu tiên của những người sáng lập đất nước Israel, là ở phía tây bắc Lưỡng Hà. Rõ ràng vào đầu những năm 1800 TCN, một nhóm người Do Thái dưới sự lãnh đạo của Abraham đến đó định cư. Sau này, cháu của Abraham là Jacob dẫn đầu một đoàn di cư đi về phía tây, và bắt đầu cư trú ở Palestine. Chính từ Jacob, sau này được gọi là Israel, mới có tên gọi người Israel. Sau những năm 1600 TCN một số bộ tộc người Israel, cùng với nhiều người Do Thái khác, đi xuống Ai Cập để tránh hậu quả của nạn đói.

Hành trình của tổ phụ Abraham từ Ur tới Canaan, tranh của József Molnár, 1850

Dường như họ định cư ở vùng gần Châu thổ, bị chính quyền Pharaoh bắt làm nô dịch. Khoảng 1300-1260 năm TCN con cháu của họ tìm thấy một người lãnh đạo mới là Moses bất khuất, giải thoát họ khỏi cảnh nô dịch, đưa họ về bán đảo Sinai, và thuyết phục họ trở thành những người thờ phụng Đức Chúa (Yahweh), đôi khi bị viết nhầm thành Jehovah. Cho đến nay Yahweh là chúa của dân tộc chăn cừu Do Thái trên một vùng rộng thuộc bán đảo Sinai. Xem hệ thống thờ cúng Yahweh là tâm điểm, Moses kết hợp các bộ tộc môn đệ khác nhau thành một liên minh, đôi khi được gọi là Đại nghị liên bang Yahweh. Chính liên minh này đóng vai trò chi phối trong sự xâm chiếm của Palestine, hay dải đất Canaan.

Mose dẫn dân Do Thái băng qua Biển Đỏ. Theo Thánh Kinh, sau khi bị Chúa giáng 10 đại nạn, vua Ai Cập miễn cưỡng chấp nhận cho dân Do Thái ly khai và rời khỏi Ai Cập. Nhưng sau đó ông hối hận, phái quân đội đuổi theo bắt về, lúc ấy dân Do Thái đã đi tới bờ biển Đỏ, phía trước không còn đường tiến, phía sau là truy binh. Thiên Chúa, qua bàn tay Mose, đã rẽ nước biển để dân vượt qua bờ bên kia. Khi quân Ai Cập đuổi theo đến giữa lòng biển thì Chúa cho nước ập lại, chôn vùi quân lính và chiến xa. Sự kiện này có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống và lịch sử của người Do Thái cho tới ngày nay, được gọi là sự kiện Xuất Hành.

Miền đất hứa

Với lượng mưa ít ỏi và địa hình gồ ghề, Palestine là nơi ẩn náu cho những Đứa con Israel bị bỏ rơi, vô cùng thèm muốn. Nói chung, đây là vùng đất hoang, không sống được. Nhưng so với phần đất bỏ hoang khô khan của Ả Rập, thì đây là thiên đường thực sự, và không có gì ngạc nhiên khi những người lãnh đạo tưởng tượng nó như là “vùng đất tràn trề sữa và mật ong”. Hầu hết vùng đất này đã bị người Canaan cư trú, một dân tộc khác nói ngôn ngữ Semite đã sống ở đó trong nhiều thế kỷ.

Thông qua sự tiếp xúc với người Babylon, Hittite, và Ai Cập, họ hình thành một nền văn hóa không còn mang tính nguyên thủy nữa. Họ cũng làm nông nghiệp và thương mại. Họ biết sử dụng sắt và nghệ thuật chữ viết, họ đã sửa đổi bộ luật Hammurabi để phù hợp với nhu cầu sống đơn giản hơn. Tín ngưỡng của họ, phần lớn cũng phát xuất từ người Babylon, ở dạng thô và duy cảm, kể cả tục hiến tế người và nạn mãi dâm trong đền thờ.

Nỗ lực xâm chiếm Miền đất hứa

Người Do Thái xâm chiếm dải đất Canaan diễn ra trong một quá trình khó khăn, chậm chạp. Các bộ tộc hiếm khi kết hợp trong các cuộc tấn công, và nếu có kết hợp, thì các thành phố của đối phương cũng vững chắc đến mức không đầu hàng. Sau nhiều thế hệ chiến đấu tự phát, người Do Thái thành công trong việc chiếm các ngọn đồi đá vôi và một vài thung lũng kém phì nhiêu hơn. Trong thời gian cách quãng giữa các cuộc chiến, người Do Thái hoà trộn với người Canaan và không tiếp thu văn hóa của họ dù ở mức độ nhỏ. Trước khi người Do Thái có cơ hội hoàn tất cuộc xâm chiếm, họ nhận thấy mình phải đương đầu với một kẻ thù mới, đáng gờm hơn, người Philistine, Palestine từ Tiểu Á và từ các đảo trong vùng biển Aegea. Mạnh hơn người Do Thái hoặc người Canaan, những người xâm chiếm mới nhanh chóng tràn ngập quốc gia và buộc người Do Thái phải giao nộp phần lớn lãnh thổ mà họ vừa chiếm được. Chính từ người Philistine mới có tên Palestine.

Ghi Chép Những Hy Vọng Và Thất Vọng Chính Trị

Sáng lập chế độ quân chủ Do Thái

Cuộc khủng hoảng do các cuộc xâm chiếm của người Philistine tạo ra không làm cho người Do Thái thoái chí mà còn kết hợp họ và làm tăng nhuệ khí chiến đấu của họ. Ngoài ra, điều này trực tiếp dẫn đến việc hình thành chế độ quân chủ Do Thái khoảng năm 1025 TCN. Cho đến thời điểm này, quốc gia được các “thủ lĩnh” cai trị, quyền bính của họ không khác gì quyền bính của các lãnh đạo tôn giáo. Nhưng lúc này, với nhu cầu tổ chức và kỷ luật nhiều hơn, người dân yêu cầu nhà vua cai trị mình, phải cùng họ tham chiến. Người đầu tiên được chọn ở cương vị như thế là Saul, “thanh niên được chọn và cũng là một người vĩ đại”, một thành viên thuộc bộ tộc Benjamin.

Sự trị vì của vua Saul

Mặc dù lúc đầu nhà vua được thần dân yêu mến, nhưng sự trị vì của vua Saul không phải là một thời gian hạnh phúc, đối với quốc gia hoặc đối với bản thân người cai trị. Trong Kinh Cựu ước chỉ nêu một vài lý do. Rõ ràng Saul gánh chịu sự bực mình của Samuel, thủ lĩnh cuối cùng trong số các thủ lãnh vĩ đại, người ta nghĩ vẫn còn quyền lực phía sau ngai vàng. Trước đó rất lâu đã xuất hiện một David đầy tham vọng, với sự khích lệ của Samuel, dùng thủ đoạn khéo léo lôi kéo dân chúng không ủng hộ nhà vua nữa.

Phát động chiến dịch quân sự của chính mình, ông giành được thắng lợi đẫm máu, kế tiếp nhau. Trái lại, các đạo quân của Saul gặp nhiều tai hoạ. Sau cùng, bản thân nhà vua, bị vết thương trí mạng, yêu cầu người mang áo giáp hãy giết chết mình. Nhưng người mang áo giáp không làm theo lệnh vua, vua rút gươm, tự ngã người lên gươm rồi chết.

David vĩ đại

David lúc này lên làm vua và cai trị 10 năm. Thời gian ông cai trị là một trong những giai đoạn vinh quang nhất trong lịch sử Do Thái. Ông trừng phạt người Philistine, lãnh thổ của họ lúc này chỉ còn là một dải đất hẹp trên bờ biển phía nam. Ông thống nhất 12 Bộ tộc thành một nhà nước thống nhất dưới sự lãnh đạo của một quốc vương chuyên chế, và ông bắt đầu xây dựng kinh thành nguy nga ở Jerusalem. Nhưng chính quyền mạnh, vinh quang quân sự, và vật chất huy hoàng không phải là phúc lành ban cho thần dân. Những cái đi kèm chắc chắn phải có là đánh thuế cao và cưỡng bách tòng quân. Do đó, trước khi David chết, ở nhiều nơi trong vương quốc người dân cảm thấy bất bình.

Solomon thèm muốn sự tráng lệ của phương Đông

Con trai của David là Solomon kế vị vua cha, ông là vị vua cuối cùng trong chế độ quân chủ hợp nhất. Do khát vọng theo chủ nghĩa dân tộc vào sau này, Solomon được mô tả trong truyền thuyết Do Thái như một trong số những người cai trị khôn ngoan nhất, công bằng nhất, và được khai sáng nhất trong mọi lịch sử. Thực tế sự nghiệp của ông không có nhiều chứng cứ để biện minh cho một suy nghĩ như thế. Tất cả những gì có thể nói tốt về ông đó là một nhà ngoại giao sắc sảo, và cũng là người bảo trợ tích cực trong ngành thương mại. Hầu hết các chính sách của ông đều mang tính chất trấn áp, dĩ nhiên, không có chủ tâm như thế.

Mô hình Đền thờ Vua Solomon.
Mô hình Đền thờ Vua Solomon. Chi tiết quan trọng gồm: A, cổng dành cho Hoàng gia; E, Kho bạc; C, Hoàng cung; D, cổng dành cho dân; E, Bức tường (“Than khóc”) phía Tây; F, Khu nhà ở của thầy tu; G, Tòa án; H, Cổng vòm Solomon

Tham vọng bắt chước sự tráng lệ, sang trọng của các bạo chúa phương Đông khác, ông lập hậu cung gồm 700 bà vợ và 300 nàng hầu, xây dựng nhiều cung điện nguy nga, chuồng ngựa nuôi hơn 4000 con, và một đền thờ tốn kém ở Jerusalem. Vì Palestine nghèo tài nguyên, hầu hết vật liệu trong các công trình xây dựng đều phải nhập ngoại. Vàng, bạc, đồng và tuyết tùng được mua với số lượng lớn đến mức thu nhập từ thuế và từ các khoản thuế thu trong thương mại không đủ chi trả. Để lấp vào khoản thâm hụt, Solomon phải nhượng 20 thành phố và phải áp dụng “corvée”, hoặc hệ thống lao động cưỡng bách. Cứ mỗi ba tháng, 30.000 người Do Thái bị bắt đi lao dịch, được gửi tới Phoenicia để lao động trong các khu rừng và hầm mỏ của Vua Hiram xứ Tyre, phần lớn vật liệu đắt tiền nhất đều mua của nhà vua này.

Sự ly khai của 10 Bộ tộc

Sự phung phí và đàn áp của Solomon tạo ra thái độ bất bình trong nước. Cái chết của ông năm 935 TCN báo hiệu cho cuộc nổi dậy công khai. 10 bộ tộc phía bắc, không chịu quy phục con trai vua là Rehoboam, ly khai và thành lập vương quốc của riêng họ. Thái độ bất đồng trong nhiều bộ phận cũng đóng vai trò quan trọng làm cho quốc gia sụp đổ. Người Do Thái ở phía bắc rất cầu kì, quen với nếp sống đô thị, và chịu nhiều ảnh hưởng của nước ngoài. Trái lại, hai bộ tộc phía nam phần lớn gồm cư dân sống bằng chăn thả gia súc và nông nghiệp, trung thành với tín ngưỡng của ông cha, và không ưa người nước ngoài. Có lẽ những sự khác biệt này đã đủ chia rẽ.

Số phận của Israel và Judah

Sau khi ly khai, 10 bộ tộc phía bắc được gọi là Vương quốc Israel2, trong khi hai bộ tộc phía nam sau này được gọi là Vương quốc Judah. Trong hơn 2 thế kỷ, hai nhà nước bé nhỏ này vẫn còn sống cách biệt. Nhưng vào năm 722 TCN Vương quốc Israel bị người Assyria xâm chiếm, cư dân bị phân tán trên khắp đế chế mênh mông của nước xâm chiếm, và sau cùng bị dân số đông đảo xung quanh mình đồng hóa. Từ đó về sau người ta thường gọi họ là 10 Bộ tộc Israel bị thất lạc. Vương quốc Judah phải cố gắng xoay xở để tồn tại trong hơn 100 năm, thành công bất chấp mối đe dọa của người Assyria. Nhưng vào năm 586 TCN, như chúng ta đã biết vương quốc này bị người Chaldean dưới sự lãnh đạo của Nebuchadnezzar, thôn tính.

Di tích Nhà thờ Do Thái cổ đại ở Capernaum.
Di tích Nhà thờ Do Thái cổ đại ở Capernaum. Capernaum được cho là nơi chứng kiến nhiều phép màu của chúa Jesus, ở đây chính người cũng kêu gọi Peter, Andrew, và Matthew làm môn đệ.

Jerusalem bị cướp phá, thiêu hủy, số công dân hàng đầu bị đưa về Babylon câu thúc. Khi Cyrus người Ba Tư chinh phục người Chaldean, ông thả người Do Thái ra và cho họ trở về cố quốc. Một vài người sẵn sàng về, và sau đó một thời gian khá lâu họ mới xây dựng lại đền thờ. Từ 539 đến 332 TCN, Palestine là một nhà nước chư hầu của Ba Tư. Năm 332 TCN, Palestine bị Alexander xâm chiếm, sau khi ông chết Palestine dưới quyền cai trị của Ptolemies Ai Cập. Năm 63 TCN, Palestine trở thành một nước dưới sự bảo hộ của người La Mã. Lịch sử chính trị của Palestine như một khối thịnh vượng chung Do Thái kết thúc vào năm 70, khi cuộc nổi dậy vô vọng bị người La Mã trừng phạt bằng cách tiêu diệt thành Jerusalem, sáp nhập đất nước này thành một tỉnh của La Mã. Cư dân dần dần phân tán ở khắp nơi trong Đế chế bán chổi quét nhà.

Cộng đồng người Do Thái

Sự hủy diệt thành Jerusalem và người La Mã sáp nhập đất nước này là các yếu tố chính trong cái gọi là Cộng đồng người Do Thái (Diaspora), hay sự phân tán người Do Thái ra khỏi Palestine. Thậm chí ngay từ đầu đã có nhiều người trong số họ phải đến nhiều nơi khác nhau trong thế giới Hy-La tị nạn do ở quê nhà sống quá khó khăn. Trong môi trường mới, họ nhanh chóng chịu ảnh hưởng của nước ngoài, một thực tế có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy sự hoà hợp các quan niệm Hy Lạp và phương Đông. Một người Do Thái Hy Lạp hóa, Thánh Paul, là người tái định hình Cơ Đốc giáo theo các giáo điều triết học Hy Lạp.

5/5 - (4 votes)

BÀI LIÊN QUAN

Bạn có bình luận gì không?

Item added to cart.
0 items - 0VND